Nhà thơ Vũ Hoàng Chương từng được đề cử giải Nobel Văn học năm 1972 |
Những đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới |
Khi nhắc tới giải thưởng Nobel, chúng ta sẽ nghĩ tới hình ảnh những nhà khoa học tài ba, diễn giả hòa bình và nhà văn truyền cảm hứng. Tuy vậy có những câu chuyện lan truyền xoay quanh bí ẩn về cách trao giải trong suốt 116 năm, một phần do tính bí mật tuyệt đối trong quá trình lựa chọn người thắng giải.
Giải thưởng này được thành lập vào năm 1895 bởi Alfred Nobel - nhà phát minh và doanh nhân người Thụy Điển, nhằm vinh danh những nhà khoa học, họa sĩ và nhà ngoại giao vì hòa bình thế giới. Tuy rằng ông giữ bí mật vĩnh viễn những cơ sở lý luận cho từng hạng mục trao giải, khi còn sống, ông vô cùng quan tâm tới vật lý, hóa học, y học và văn học - bốn trong năm hạng mục đầu tiên của giải Nobel.
Hạng thứ năm, hòa bình, được cho là lấy cảm hứng từ tình bạn gắn bó khăng khít giữa Alfred Nobel với Bertha von Suttner, nữ tiểu thuyết gia người Áo. Hạng thứ sáu, kinh tế học, được lập ra bởi Ngân hàng Quốc tế Thụy Điển theo như di chúc của Nobel để lại trước khi mất vào năm 1968.
Dưới đây là những thông tin thú vị và ấn tượng về lịch sử phức tạp của giải thưởng danh giá này.
Quyết định được đưa ra một cách bí ẩn
Gustav Källstrand, một giám tuyển viên của bảo tàng Nobel tại Stockholm và chuyên gia về lịch sử Nobel, cho biết rằng các ủy ban chịu trách nhiệm chọn người trúng giải phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, cũng như quá trình này phải được giữ kín vĩnh viễn. Hiện tại, những chi tiết về quá trình xét duyệt từng vòng chỉ còn được giữ bí mật trong vòng 50 năm.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này cũng gây ra những tình huống khó nói. Ví dụ như, theo yêu cầu của Quỹ Nobel, giải thưởng chỉ được trao cho người còn sống. Tuy vậy, nhà miễn dịch học người Canada Ralph M. Steinman đã được trao giải Nobel Y học vào năm 2011 sau khi ông qua đời.
Chân dung nhà phát minh Alfred Nobel. (Ảnh: Getty Images) |
Ủy ban xét duyệt đã biết việc Steinman sắp mất vì ung thư tụy, nhưng quá trình cân nhắc cần được giữ bí mật. Ông Källstrand giải thích, “Họ không thể cứ gọi để kiểm tra tình hình sức khỏe của ông ấy suốt được”.
Kết quả là, khi giải thưởng được công bố vào hôm Thứ Ba, thì nhà khoa học này đã mất vào 3 hôm trước đó mà ủy ban không hề biết. Nhưng vì quyết định được ra trong thời điểm Steinman vẫn còn sống, nên giải thưởng này vẫn được giữ nguyên.
Hitler được đề cử Nobel Hòa Bình
Đức Quốc xã Đức đã gây ra vô số vấn đề cho những người trao giải Nobel và thậm chí một giải thưởng Nobel Hòa Bình còn được đề cử trao cho Hitler.
Vào năm 1939, thủ tướng Anh Neville Chamberlain được đề cử nhận huân chương Hòa Bình trong quá trình thương thảo Hiệp ước Munich – cho phép Đức sáp nhập một phần Tiệp Khắc. Để phản đối, 12 thành viên của Quốc Hội Thụy Điển đã đề cử Hitler cho giải thưởng, cho rằng nếu Chamberlain có thể ngăn Hitler gây ra cuộc chiến, thì Hitler cũng nên được giải vì không bắt đầu một cuộc chiến.
Källstrand giải thích, “Nhiều người không hiểu được sự châm biếm này”. Việc đề cử đã bị loại bỏ.
Tất nhiên, cuộc chiến cuối cùng vẫn xảy ra và Hitler ép buộc ba nhà khoa học người Đức từ chối nhận giải Nobel. Richard Kuhn, Adolf Butenandt và Gerhard Domagk vẫn được nhận kỷ niệm chương cùng chứng nhận, nhưng không phải số tiền thưởng đi kèm. Domagk thậm chí còn gửi một bức điện tín tới Ủy ban để cảm ơn họ, nhưng sau một tuần bị cảnh sát mật Đức bắt giam, ông bị ép phải viết một lá thư thứ hai từ chối giải thưởng.
Trước đó, hai nhà vật lý học Max von Laue và James Franck đã phải nung chảy kỷ niệm chương Nobel bằng vàng của mình trong acid mạnh, vì việc vận chuyển vàng ra khỏi Đức trong thời kỳ chiến tranh là phạm pháp.
Không dễ dàng từ chối nhận giải
Ông Källstrand nói, “Một khi quyết định trao giải được đưa ra, nó không thể được rút lại. Vậy nên khi họ gọi cho bạn, đây không phải là lời đề nghị nhận giải, mà họ đang nói rằng bạn là người chiến thắng. Kể cả nếu bạn nói không với giải thưởng, điều này cũng không có nghĩa gì”.
Ví dụ như nhà văn Jean-Paul Sartre đã từ chối giải Nobel Văn học của mình vào năm 1964. Trước đó, ông cũng không nhận Bắc đẩu bội tinh của Pháp.
Ăn mặc lộng lẫy, ngồi trong nhà và xem giải Nobel Trong tuần đầu của tháng Mười, khi danh sách những người thắng giải được công bố ở Thụy Điển, bắt đầu một mùa giải bận rộn và kết thúc bằng một bữa tối xa hoa tại Tòa thị chính Stockholm vào ngày 10/12. Buổi phát dài hơn 4 tiếng rưỡi về bữa tối trao giải chính thức thu hút hơn hai triệu người xem. Điều thú vị đó là mọi người đều ăn mặc sang trọng trong nhà, ăn tối và ngồi trước màn hình TV để xem những diễn biến từ Tòa thị chính.
Sau khi Giáng Sinh kết thúc, các ủy ban Nobel quay trở lại làm việc. Trong số 2000 tới 3000 đề cử, họ sẽ phải chọn ra những cái tên xứng đáng nhất để trở thành những người nhận giải Nobel tiếp theo. |
Minh Châu (lược dịch theo National Geographic)
Thụy Điển: Lễ trao giải Nobel 2022 trở lại sang trọng và hào nhoáng Bên cạnh những người đoạt giải Nobel năm 2022 còn có sự tham dự của nhiều nhà khoa học đã đạt giải trong các năm 2020 và 2021, các quan khách được yêu cầu phục trang chuẩn mực và trang trọng nhất. |
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương từng được đề cử giải Nobel Văn học năm 1972 Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố danh sách nhà thơ, nhà văn được đề cử giải Nobel Văn học năm 1972. Trong danh sách này có tên một nhà thơ Việt Nam - Vũ Hoàng Chương. |
Những đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới Nobel là giải thưởng danh giá nhất thế giới được trao cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Và dưới đây là 10 trường đại học vinh dự sở hữu số lượng giải Nobel nhiều nhất nhờ đội ngũ cựu sinh viên xuất sắc của mình. |
Nguồn bài viết : TK loto kép