"Soi" tài sản của những hoàng gia giàu nhất thế giới

2025-01-17 20:38:20
10 quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022
Tạp chí tài chính quốc tế GO Banking Rates của Mỹ vừa công bố danh sách những quốc gia giàu nhất hành tinh tính theo GDP năm 2022.
Những quốc gia sở hữu nhiều siêu triệu phú nhất thế giới
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Anh Henley & Partners thực hiện cùng cơ quan tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth, thế giới có 25.490 siêu triệu phú USD.
Hoàng gia Anh chưa phải là gia tộc giàu có nhất.

Hoàng gia Anh có thể là một trong những gia đình hoàng tộc nổi tiếng nhất thế giới, thế nhưng lại không phải là những người giàu nhất bởi có không ít gia đình hoàng tộc khác sở hữu những khối tài sản khổng lồ đến khó tin.

Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển

Vua Carl của Thụy Điển có tài sản ròng ước tính trị giá 70 triệu đô la Mỹ. Chỉ riêng trong năm 2015, ông đã được chi trả 7,6 triệu đô la tiền lương cho các nhiệm vụ chính thức của mình.

Nhà vua sở hữu Cung điện Solliden ở Thụy Điển cùng với một khu dinh thự nghỉ mát mùa hè ở biển Baltic.

Vua Carl XVI Gustaf.

Vua Charles III của Vương quốc Anh

Trước khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời vào tháng 9/2022, vị cựu hoàng tử này được cho là có khối tài sản ước tính khoảng 420 triệu đô la Mỹ. Ông và Nữ hoàng kiểm soát phần lớn tài sản của gia đình hoàng gia và chi tiền để hỗ trợ các thành viên khác trong gia đình.

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời, Hoàng tử Charles lên ngôi Vua và toàn bộ ngân quỹ được giao cho nhà nước quản lý. Nhà vua nước Anh hiện đang sở hữu lâu đài Balmoral và cung điện Sandringham vốn là hai nơi được Nữ hoàng quá cố yêu thích, đồng thời nhận được một tỷ lệ lớn lợi nhuận hàng năm từ Crown Estate. Trong năm 2021-2022, số tiền này lên tới 104 triệu đô la Mỹ.

Crown Estate là một tập hợp các vùng đất và tài sản ở Vương quốc Anh thuộc về quốc vương Anh với tư cách là một tập đoàn duy nhất, khiến nó trở thành "tài sản công cộng của quốc vương".

Sau khi lên ngôi và nhận thừa kế, tài sản của Vua Charles III trị giá ước tính khoảng 600 triệu đô la Mỹ. Nếu tính tổng tài sản cho toàn bộ gia đình hoàng gia Anh thì trị giá khoảng 28 tỷ đô la Mỹ.

Vua Charles III.

Vua Abdullah II của Jordan

Vua Abdullah II có tài sản ròng ước tính trị giá 750 triệu USD. Ông được cho là thành công trên cả hai vai trò: nhà lãnh đạo và doanh nhân tài ba, và là “kiến trúc sư trưởng” cho sự bùng nổ kinh tế ở Jordan kéo dài đến năm 2008.

Một trong nhiều khoản đầu tư của nhà Vua doanh nhân này là dự án công viên giải trí 'Star Trek' ở Jordan. Nó được xây dựng như một phần của Red Sea Astrarium, một dự án phát triển khu nghỉ dưỡng trị giá 1,55 tỷ đô la Mỹ.

Vua Abdullah II.

Hoàng tử Albert II của Monaco

Monaco là một công quốc nhỏ bé nhưng giàu có. Và người đang trị vì công quốc này, Hoàng tử Albert II, được cho là sở hữu một phần tư đất đai của cả quốc gia.

Mặc dù Monaco có diện tích chỉ bằng một nửa Công viên Trung tâm ở New York, thế nhưng ông vẫn kiếm được tài sản ròng trị giá hơn 1 tỷ USD. Ông sở hữu phần lớn bất động sản, nhiều xe hơi cổ cùng một bộ sưu tập tem đắt tiền.

Hoàng tử Albert II

Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani của Qatar

Quốc vương Qatar có tài sản ròng ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Ông lên ngồi sau khi cha mình từ chức vào năm 2013.

Hoàng gia Qatar kiếm được nhiều tiền từ Cơ quan đầu tư Qatar, vốn là cơ quan quản lý trữ lượng dầu khí của đất nước.

Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani.

Vua Juan Carlos I của Tây Ban Nha

Vua Juan Carlos I thoái vị vào năm 2013 trong bối cảnh đất nước có tỷ lệ thất nghiệp rất cao và nhà vua bị chỉ trích vì kết quả tiêu cực này.

Tạp chí Vanity Fair ước tính ông đã tích lũy được khối tài sản trị giá khoảng 2 tỷ đô la Mỹ thông qua các khoản đầu tư vào dầu mỏ.

Vua Juan Carlos I.

Vua Mohammed VI của Ma-rốc

Vua Mohammed VI có giá trị tài sản ròng ước tính trị giá 8 tỷ đô la Mỹ. Phần lớn tài sản của ông đến từ quyền sở hữu của gia đình đối với Công ty Đầu tư Quốc gia Ma-rốc, chuyên kinh doanh viễn thông, năng lượng tái tạo và ngân hàng.

Vua Mohammed VI.

Hoàng tử Hans Adam II của Liechtenstein

Tài sản của Hoàng tử Hans Adam trị giá ước tính khoảng 6,2 tỷ đô la Mỹ. Liechtenstein là một quốc gia không trực tiếp trả lương cao cho hoàng gia, nhưng họ lại được hưởng lợi lớn từ các khoản đầu tư và quyền sở hữu đất đai.

Hoàng tử Hans Adam sở hữu ngân hàng LGT Group cũng như Quỹ Prince of Liechtenstein chuyên đầu tư vào bất động sản và sản xuất, buôn bán rượu vang.

Hoàng tử Hans Adam II.

Đại công tước Henri, xứ Luxembourg

Đại công tước của Luxembourg có tài sản ròng ước tính trị giá 4 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù gia đình Hoàng gia không nhận lương, thế nhưng họ nhận được 325.000 đô la Mỹ để thực hiện các chức năng hoàng gia của mình.

Đại công tước Henri.

Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Tiểu vương của Dubai

Tiểu vương của Dubai có tài sản ước tính khoảng 14 tỷ đô la Mỹ. Ông đóng vai trò là Phó Tổng thống và Thủ tướng của Dubai, đồng thời là thành viên thuộc Hoàng gia.

Tiểu vương kiểm soát Tập đoàn Dubai Holding, một công ty đầu tư đại diện cho một số thương hiệu bán lẻ lớn nhất thế giới, bao gồm Zara và Stradivarius.

Tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum.

Mohamed bin Zayed Al Nahyan, Tiểu vương của Abu Dhabi

Mohamed bin Zayed Al Nahyan trở thành Tiểu vương của Abu Dhabi khi cha của ông, Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan, qua đời vào tháng 5/2022. Nhờ được thừa kế vai trò và tài sản của cha mình, cũng như của một trong những chế độ quân chủ giàu có nhất thế giới, ông đã trở thành một tỷ phú với khối tài sản ước tính 15 tỷ đô la Mỹ.

Tiểu vương Mohamed bin Zayed Al Nahyan.

Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud, Ả Rập Saudi

Vua Salman của Ả Rập Saudi sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 20 tỷ USD. Phần lớn tài sản của ông đến từ quyền sở hữu của gia đình với một tập đoàn truyền thông cùng một số nhật báo và tạp chí lớn nhất trong khu vực.

Trong số tài sản khổng lồ của nhà vua có một siêu du thuyền mang tên Tueq dài gần bằng một sân bóng đá.

Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud.

Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei

Quốc vương Brunei từ lâu đã nổi tiếng là hoàng gia giàu thứ hai thế giới. Ông có khối tài sản ròng ước tính khoảng 20-30 tỷ đô la Mỹ.

Sự giàu có của ông đến từ dầu mỏ và khí đốt, và lối sống xa hoa của ông cũng được nhiều người biết đến. Ông sống trong cung điện lớn nhất thế giới và được đồn đại là đang sở hữu bộ sưu tập hơn 600 chiếc Rolls-Royces.

Quốc vương Hassanal Bolkiah.

Vua Rama X của Thái Lan

Vua Rama X được cho là hoàng gia giàu nhất thế giới. Ông đăng quang vào năm 2019 và được cho là sở hữu khối tài sản trị giá 30 tỷ đô la Mỹ.

Gia đình nhà vua nhận được tiền từ Cục Tài sản Hoàng gia, nơi quản lý các khoản đầu tư tài sản của gia đình hoàng gia. Ông được cho là sở hữu viên kim cương lớn nhất thế giới.

Vua Rama X.

Theo Star Insider

Công chúa Nhật Bản từ chối nhận của hồi môn Hoàng gia trị giá 1,3 triệu USD
Theo Japan Times, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý yêu cầu không nhận hồi môn Hoàng gia trị giá 1,3 triệu USD của Công chúa Mako sau khi kết hôn với bạn trai thường dân vào cuối năm nay.
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới 5 năm liên tiếp
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2022, Phần Lan tiếp tục là quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu trong năm thứ 5 liên tiếp, thậm chí, điểm của Phần Lan còn cao hơn đáng kể so với những quốc gia khác trong top 10.

Nguồn bài viết : IM Thể Thao

Top