Việt Nam chia sẻ quan điểm và định hướng phát triển tại Diễn đàn kinh tế thế giới Phát biểu tại các phiên họp, Phó Thủ tướng chia sẻ quan điểm và định hướng phát triển của Việt Nam, trong đó có phát triển nhanh và bền vững trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. |
Việt Nam và Ai Cập thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại hậu Covid-19 Việt Nam và Ai Cập tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, môi trường và du lịch sau khi kiểm soát được đại dịch. |
AFP ngày 26/5 dẫn lời Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala kêu gọi các nước không cấm hoặc giới hạn xuất khẩu những mặt hàng lương thực cơ bản, trong bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu đang căng thẳng.
“Hiện 22 nước có 41 lệnh cấm hoặc giới hạn về xuất khẩu lương thực. Chúng ta đều không muốn điều này trầm trọng hơn và dẫn đến giá cả tăng vọt”, bà phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ).
Hội nghị kết thúc hôm qua sau 5 ngày với các phiên thảo luận về những thách thức chưa từng có. Trong hơn nửa thế kỷ qua, nhà sáng lập WEF Klaus Schwab đã ca ngợi hiệu quả của một thế giới kết nối, với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, con người và tư tưởng vì thịnh vượng và hòa bình chung. Tuy nhiên, hiện mọi chủ trương của WEF đều đang bị “tấn công”, bao gồm toàn cầu hóa, chủ nghĩa tự do, dân chủ và kinh tế thị trường tự do.
Tại WEF, Tổng giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David Beasley cảnh báo nếu xuất khẩu nông sản của Ukraine tiếp tục bị gián đoạn, thế giới có thể sẽ bị thiếu lương thực trong vòng 10 - 12 tháng tới và đó sẽ là “địa ngục trên trái đất”.
Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022 vừa bế mạc sau nhiều cuộc thảo luận về nền kinh tế toàn cầu trước hàng loạt thách thức lớn. Ảnh: AFP |
Trả lời CNBC tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê út Mohammed al-Jadaan cho rằng thế giới đang không coi trọng vấn đề này.
“Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng lương thực là có thật. Tôi nghĩ rằng nó vẫn còn bị đánh giá thấp bởi cộng đồng thế giới. Cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, không chỉ ở khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi), mà còn trên toàn thế giới”, Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê út nói.
Bộ trưởng tài chính Ả Rập Xê út nói thêm: “Khu vực MENA rất dễ bị tổn thương. Nơi đây nhập khẩu rất nhiều thực phẩm, dân số khu vực này chiếm 26% dân số trên thế giới".
Theo AP, các đại biểu còn bày tỏ lo ngại về viễn cảnh kinh doanh trên thế giới. Tổng giám đốc Pat Gelsinger của Intel cho rằng ngành công nghiệp bán dẫn đang “đánh vật” với vấn đề chuỗi cung ứng, do tình trạng trì trệ của việc phân phối thiết bị sản xuất vi mạch.
Một lĩnh vực khác là hàng không có xu hướng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch với một số chuyên gia dự báo sẽ đạt mức như trước dịch vào thời điểm cuối năm nay hoặc giữa năm tới. Tuy nhiên, hàng không đã chịu tổn thất 200 tỉ USD, trong khi vấn đề lớn trước mắt là giá nhiên liệu tăng phi mã khiến nhiều hãng tăng giá vé. Bên cạnh đó, giá thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác đang ảnh hưởng lớn đến chi phí hằng ngày, trong khi các ngân hàng trung ương tại nhiều nước phải tăng lãi suất để đối phó lạm phát cao, theo Phó tổng giám đốc thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gita Gopinath.
Cảnh báo về sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước, WEF kêu gọi tập trung vào các định hướng chiến lược thay vì tìm kiếm những giải pháp ngắn hạn. Bên cạnh đó, các nước cần mở kênh đối thoại mới, tăng cường đối tác công - tư, phối hợp với đối tác hướng đến những điểm chung, ưu tiên cho những phương thức mới và sáng tạo nhằm vượt qua thách thức chung. “Chúng ta có thể hành động cùng nhau hoặc hành động riêng lẻ. Nhưng sự phòng vệ tốt nhất trước bất cứ cuộc khủng hoảng toàn cầu nào luôn là sự đoàn kết”, theo WEF.
Hội nghị thường niên Diễn dàn Kinh tế thế giới năm nay chính thức diễn ra từ ngày 23 đến ngày 26/5, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận 4 thách thức lớn: rủi ro địa chính trị, đại dịch, biến đổi khí hậu và rủi ro kinh tế toàn cầu.
Việt Nam coi trọng và thúc đẩy sự hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai trả lời phỏng vấn về đoàn Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tham dự Hội nghị WEF Davos. |
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh lương thực thế giới Ngày 19/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức hội nghị về tình hình an ninh lương thực toàn cầu và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề này. |
Nguồn bài viết : XSMB hôm qua