Nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên quốc tế ở lại Việt Nam đón Tết |
Cộng đồng người Việt tại Lào đón Tết cổ truyền Tân Sửu gọn nhẹ, bảo đảm an toàn |
|
Bữa cơm tất niên của lưu học sinh Lào với gia đình bố Nguyễn Bùi Thái (TP Vinh, Nghệ An). |
Dịp tết nguyên đán Tân Sửu, học sinh, sinh viên tại Nghệ An được nghỉ khoảng 9 – 14 ngày. Trong khi các bạn rộn ràng đón tết bên gia đình, thì nhiều lưu học sinh Lào tại Nghệ An lại không thể về quê hương do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Dù vậy, các em lại có trải nghiệm lần đầu tiên đón tết cổ truyền của người Việt ở gia đình thứ 2 của mình. Ở đó, có bố mẹ nuôi với tình cảm đặc biệt với đất nước, nhân dân Lào, đã nhận đỡ đầu lưu học sinh Lào ngay khi các em mới bước chân sang Nghệ An học tập.
|
Gia đình ông Nguyễn Đình Thành (phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An) mỗi năm gói khoảng 2 tạ gạo nếp cho các con là lưu học sinh Lào. |
Chương trình nhận con nuôi là lưu học sinh Lào đã được Hội hữu nghị Việt – Lào tại Nghệ An triển khai nhiều năm nay. Tại khối Trung Phong, phường Hưng Dũng (TP Vinh) hiện có hơn 10 gia đình nhận con nuôi về sinh hoạt cùng các gia đình. Năm nào cũng vậy, từ rằm tháng Chạp, gia đình ông Nguyễn Đình Thành, đã bắt đầu gói 2 tạ gạo nếp làm bánh chưng, bánh tét. Số bánh này là ông dành để gửi cho các con của mình về ăn tết ở Lào.
|
Các bạn lưu học sinh Lào năm nay ở lại đến chúc tết gia đình bố mẹ nuôi. |
Thông thường, các con sẽ đón tết sớm cùng vợ chồng ông trước khi về nước, hoặc đến chúc vào dịp đầu năm mới, sau khi từ Lào quay lại trường đi học. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid, các bạn lưu học sinh Lào không về quê hương để đảm bảo an toàn, phòng dịch. Vì vậy, nhà bố Thành trở thành nơi để trở về đoàn tụ, sum vầy của các bạn, cùng gói bánh, đón tết cổ truyền của người Việt.
Vợ chồng ông Nguyễn Bùi Thái, khối 10, phường Hồng Sơn (TP Vinh) cũng chuẩn bị rất nhiều thực phẩm để đón các con nuôi là lưu học sinh Lào cùng ăn tết. Bữa cơm tất niên năm nay, có các món ăn truyền thống của 2 nước Việt – Lào như: bánh chưng, thịt đông, dưa hành, tomyum, xụm Lào, canh chua Lào...
|
Các bạn sinh viên Lào của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh đến chuẩn bị bữa cơm tất niên cùng gia đình bố mẹ nuôi |
Nhiều năm qua, hai vợ chồng ông Thái nhận nuôi hàng chục sinh viên Lào học tập tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Nghệ An. Ông Thái cũng có xuất thân rất đặc biệt, đó là do điều kiện công tác của bố mẹ nên ông được sinh ra ở Thái Lan, sau đó lại trải qua thời niên thiếu ở Lào trước khi quay về Việt Nam. Vì vậy, đất nước Lào cũng là quê hương thứ 2 của ông. Việc nhận nuôi, giúp đỡ lưu học sinh Lào, cũng là cách để ông tri ân, trả nghĩa ân tình những năm tháng đã lớn lên ở xứ sở triệu voi.
Đổi lại, những tình cảm chân thành, ấm cúng của bố mẹ nuôi người Việt đã trở thành chỗ dựa, gia đình thân thuộc của các bạn lưu học sinh Lào. Từ đó, thắt chặt hơn tình cảm hữu nghị thắm thiết đặc biệt của nhân dân, 2 đất nước Việt – Lào.
Một số hình ảnh lưu học sinh Lào đón Tết:
|
Nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Bùi Thái đã nhận nuôi hàng chục lưu học sinh Lào. |
|
Do ảnh hưởng dịch Covid, nhiều lưu học sinh Lào tại Nghệ An ở lại đón tết cổ truyền của người Việt. |
|
Dù xa quê hương, nhưng các bạn lần đầu tiên được đón tết cổ truyền Việt Nam, được tự tay gói bánh chưng, bánh tét. |
|
Xụm Lào - món ăn truyền thống của người Lào cũng được các bạn chuẩn bị để góp vào bữa cơm tất niên với gia đình bố mẹ nuôi |
|
Canh chua cá cũng là món ăn truyền thống của người Lào. |
|
Hơn 4 năm nay, mỗi dịp tết nguyên đán, các bạn sinh viên Lào - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh lại về sum vầy, đoàn tụ tại gia đình bố Nguyễn Bùi Thái. |
|
Bữa cơm tất niên cùng lời chúc năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và thành công. |
|
Giao lưu, hát múa truyền thống Việt - Lào trong ngày tết. |
|
Sự chào đón của bố mẹ nuôi giúp các bạn sinh viên, học sinh Lào ở Nghệ An cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, thân thương trong những ngày xa quê hương, xa nhà đi học. |
Sinh viên Lào đón Tết Tân Sửu ấm áp nghĩa tình tại nhiều tỉnh thành trên cả nước |
Thái Nguyên: tổ chức cho sinh viên Lào ở lại đón Tết cổ truyền của Việt Nam tại trường |