Kiều bào chung sức vượt đại dịch Với chủ đề "Kiều bào chung sức vượt đại dịch", Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu đã trả lời phỏng vấn của VTV4. |
Chuyên gia kiều bào chung sức chống dịch cùng TP.HCM Ngày 12/8, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức Chương trình: “Chuyên gia kiều bào chung sức chống dịch cùng TP.HCM”. |
Tọa đàm có tham dự của hơn 200 đại biểu thanh niên, sinh viên Việt Nam đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toạ đàm với mong muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của thế hệ kiều bào trẻ, ôn lại hành trình 16 năm của Trại hè Việt Nam và giao lưu, kết nối thanh niên kiều bào với thanh niên trong nước.
Thế hệ trẻ kiều bào - nguồn lực chủ chốt cho sự phát triển của cộng đồng NVNONN
Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN cho biết hoạt động Trại hè Việt Nam đã tổ chức được 16 năm liên tục với sự góp mặt của gần 2000 các bạn trẻ kiều bào, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước đối với thế hệ trẻ kiều bào. Đây là cơ hội để các thế hệ kiều bào trẻ về với cội nguồn, để tri ân và trải nghiệm, cống hiến cho Tổ quốc.
Cộng đồng NVNONN hiện nay có khoảng 5,3 triệu, trong đó có khoảng 1,8 triệu thanh niên, sinh viên đang sinh sống, học tập, làm việc tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhắn nhủ: “Thế hệ trẻ kiều bào ngày càng gia tăng về số lượng và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của cộng đồng NVNONN. Tôi mong rằng, thế hệ trẻ kiều bào đã, đang và sẽ tiếp tục đảm trách sứ mệnh làm hạt nhân và nguồn lực chủ chốt cho sự tồn tại, phát triển thịnh vượng và ổn định của cộng đồng bà con NVNONN. Để đảm trách thành công sứ mệnh này, tôi cho rằng thế hệ trẻ cần chủ động hơn nữa trong tăng cường hiểu biết về đất nước, kết nối với thế hệ trẻ ở trong nước, cùng nhau có hoạt động thiết thực, cụ thể cho cộng đồng và quê hương, đất nước”.
Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN phát biểu tại toạ đàm. |
Ông khẳng định, Ủy ban Nhà nước về NVNONN và Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục hoạt động Trại hè Việt Nam khi điều kiện cho phép và luôn là hậu thuẫn tích cực cho thế hệ trẻ kiều bào thực hiện sứ mệnh nói trên. Tọa đàm “Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài với Trại hè Việt Nam” cũng là hoạt động mở đầu triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh “đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, linh hoạt trong vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, gắn bó với quê hương, đóng góp tích cực vào phát triển ở nước sở tại, trở thành cầu nối và góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước".
Tọa đàm xoay quanh hai chủ đề chính là “Ấn tượng với quê hương” và “Chung tay vì đất nước” với sự giao lưu, chia sẻ của các diễn giả trong và ngoài nước, những người đã từng tham gia tổ chức hoặc trực tiếp tham dự Trại hè Việt Nam.
Tham gia trại hè tìm được động lực học tiếng Việt
Tại phiên thảo luận đầu tiên về chủ đề “Ấn tượng với quê hương”, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Phú Bình đã chia sẻ về sự ra đời của ý tưởng tổ chức chương trình Trại hè Việt Nam nhằm đưa thanh niên, sinh viên kiều bào về với cội nguồn sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với NVNONN.
"Tôi bắt đầu tham gia công tác tại Ủy ban Nhà nước về NVNONN từ năm 1998. Qua các cuộc tiếp xúc ở trong nước và công tác tại một số địa bàn tại các nước, chúng tôi nhận thấy một trong số tâm tư của bà con Việt kiều tại nước ngoài sợ con em sau này không còn gắn bó với đất nước. Bởi ở Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, lối sống khác Việt Nam. Hầu hết các em bố mẹ đi làm cả ngày, gửi con ở nhà trẻ, nên các em không thông thạo tiếng Việt. Các em quen biết lối sống của nước sở tại hơn nước mình. Chúng tôi nghĩ đây có lẽ là điều quan trọng cần tháo gỡ.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình (ở giữa) chia sẻ về sự ra đời của ý tưởng tổ chức chương trình Trại hè Việt Nam. |
Vì thế, năm 2002, Ủy ban Nhà nước về NVNONN kiến nghị với Thủ tướng lập Quỹ hỗ trợ cộng đồng. Một trong những hoạt động quỹ là tổ chức cho các con em kiều bào ở nước ngoài về nước được tiếp xúc với văn hoá cội nguồn. Năm 2004, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với NVNONN, Uỷ ban đã tổ chức Trại hè Việt Nam đầu tiên.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình cũng chia sẻ về Trại hè Việt Nam trong năm đầu tiên tổ chức với nhiều kỷ niệm đáng nhớ khi đưa các đại biểu trẻ về Đền Hùng (Phú Thọ) để hiểu về nguồn gốc “con Lạc, cháu Hồng". "Buổi Khai mạc Trại hè Việt Nam lần đầu tiên diễn ra tại đền Hùng (Phú Thọ) để các con em kiều bào có ấn tượng về cội nguồn của mình. Hôm đó Uỷ ban có mời Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đến dự và chia sẻ niềm vui với các con em Kiều bào. Dù lớn tuổi, nhưng Phó Chủ tịch nước vẫn leo núi cùng các em. Phó Chủ tịch nước nói, bà cảm thấy vui, như sống lại thời thanh niên. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cũng rất phấn khởi khi có rất nhiều con em kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về thắp hương tại đất tổ", Đại sứ kể.
Kiều bào trẻ khắp nơi trên thế giới chia sẻ về chương trình Trại hè Việt Nam. |
Các đại biểu từ các điểm cầu Slovakia, LB Nga, Ba Lan, Lào, Hungary và CH Séc cũng hồi tưởng lại từng trải nghiệm của mình trong các chương trình Trại hè Việt Nam và những ấn tượng khó quên trên quê hương Việt Nam.
Anh Nguyễn Đức Thành (kiều bào Ai Cập) nhớ lại những kỷ niệm ngày đầu tham gia Trại hè mà không thể nói được tiếng Việt. Sau cả tháng đồng hành cùng những người bạn của Trại hè Việt Nam, anh Thành tìm thấy động lực học tiếng Việt và hiện tại đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình.
Về Việt Nam là một quyết định rất đúng đắn và sáng suốt
Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Chung tay vì quê hương, đất nước” nêu bật ý nghĩa của Trại hè Việt Nam trong việc kết nối, giao lưu, thúc đẩy hợp tác để phát huy vai trò của thế hệ kiều bào trẻ đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại phiên thảo luận này, ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN chia sẻ về hiệu ứng kết nối, sự lan tỏa của Trại hè Việt Nam và vai trò là cầu nối thế hệ trẻ kiều bào hướng về quê hương, hành động vì quê hương, đất nước. Theo ông Lương Thanh Nghị, mỗi thanh niên kiều bào sau hành trình Trại hè đều trở thành những Đại sứ văn hóa, góp phần lan tỏa “chất” văn hóa, trí tuệ và phẩm chất con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Anh Hoàng Kim Quân (kiều bào tại Ukraine) cho biết lần tham dự Trại hè Việt Nam năm 2012 đã thúc đẩy anh tìm hiểu nhiều hơn về cội nguồn, văn hóa, lịch sử dân tộc, từ đó đưa ra quyết định trở về quê hương lập nghiệp với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng đất nước.
Nhiều đại biểu kiều bào chia sẻ về giá trị lan tỏa từ tình cảm trở thành hành động phục vụ quê hương sau những lần tham dự Trại hè Việt Nam; đồng thời đóng góp một số ý kiến để Trại hè Việt Nam thêm sinh động, thu hút nhiều thanh niên, sinh viên kiều bào tham gia. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, thanh niên kiều bào từ nhiều địa bàn đã chia sẻ, bày tỏ sẵn sàng đồng lòng và có những hành động thiết thực để hỗ trợ đồng bào trong nước phòng, chống dịch bệnh.
Anh Nguyễn Hữu Hùng Cường, kiều bào Slovakia chia sẻ quyết định về Việt Nam lập nghiệp. |
Tham gia trại hè từ ngày đầu tiên, anh Nguyễn Hữu Hùng Cường, kiều bào Slovakia đã trở về Việt Nam lập nghiệp và hiện đang là Giám đốc khối kinh doanh FPT Software.
"Sau khi tham gia trại hè Việt Nam tôi công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia trong 5 năm và tham gia rất nhiều hoạt động của cộng đồng người Việt như ẩm thực, lễ hội của Việt Nam. Khi quyết định về Việt Nam tôi gặp một số khó khăn về giao thông, thời tiết, tuy nhiên, trong quá trình gặp gỡ trao đổi với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài thì tôi được biết nước ngoài đang rất quan tâm và tìm hiểu về Việt Nam. Việt Nam đang là một những nước phát triển rất mạnh, nền kinh tế và cộng đồng người Việt cũng đang rất mạnh. Tiếng vang, hình ảnh Việt Nam trong các nhà đầu tư, doanh nghiệp đang tốt đẹp. Có thể nói, 2 năm về Việt Nam làm việc là một quyết định rất đúng đắn và sáng suốt của tôi và tôi muốn tiếp tục đóng góp cho đất nước".
Anh Nguyễn Hùng Cường cho rằng, mỗi bạn trẻ kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam đều là những sứ giả tuyền bá hình ảnh, quê hương đất nước Việt Nam ra thế giới, chính vì vậy, anh hy vọng hoạt động Trại hè Việt Nam tiếp tục được duy trì và ngày càng mở rộng ra nhiều đối tượng các bạn trẻ.
Chia sẻ quyết định về làm bác sĩ tại Bệnh viên Nhi Trung ương, chị Dương Thị Hồng Vân, kiều bào Ukraine nói: "Với nhiều bạn quyết định về Việt Nam lập nghiệp là một điều khó khăn vì rào cản ngôn ngữ, bất đồng văn hoá, và nhiều lý do khác. Tôi cũng từng có suy nghĩ đó, cũng sợ không hoà nhập được, tuy nhiên tôi là người sống thiên về tình cảm, được gia đình, bố mẹ động viên nhiều thêm sức mạnh, cố gắng quyết tâm cùng gia đình về Việt Nam sinh sống. Khi bắt đầu hành nghề bác sĩ ở Việt Nam, công việc khá đặc thù và tôi chọn chuyên khoa nhi để gắn bó. 4 năm trở về Việt Nam làm việc tôi được nhiều thầy cô bạn bè giúp đỡ tôi đã hoà nhập và cuộc sống Việt Nam".
Chị Dương Thị Hồng Vân cho biết hiện tại, cô đang sẵn sàng khi có lệnh sẽ lập tức vào miền Nam hỗ trợ chống dịch Covid-19.
Ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN phát biểu tại toạ đàm. |
Phát biểu kết thúc tọa đàm, ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN cho biết bên cạnh chương trình Trại hè Việt Nam, Ủy ban Nhà nước về NVNONN cũng xây dựng những ý tưởng về nguồn dành cho thanh niên, sinh viên kiều bào, giao lưu doanh nhân và trí thức trẻ kiều bào với doanh nhân và trí thức trong nước. Trên cơ sở định hướng những giải pháp, nhiệm vụ nêu trong Kết luận 12-KL/TW về công tác đối với NVNONN, tiếp thu các kiến nghị của các bạn trẻ kiều bào, các hội đoàn thanh niên, sinh viên người Việt Nam ở các nước, hoạt động Trại hè Việt Nam sẽ tiếp tục được Ủy ban triển khai với những hình thức đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tấm lòng kiều bào với Trường Sa Sau ba năm thực hiện, tháng 5/2021 vừa qua, truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của nữ nhà văn Hiệu Constant - Việt kiều Pháp đã chính thức ra mắt, thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả trong và ngoài nước. |
Kiều bào tỉnh Đồng Nai đóng góp quan trọng trong các hoạt động đối ngoại nhân dân của tỉnh Ngày 28/4, tại Khu du lịch Bửu Long (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình Họp mặt Xuân Hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2021. |