Thư viện con người - Mô hình "sách sống" độc đáo

2025-01-17 20:38:20
Ngày hội đọc sách Chồi ý nghĩa của sinh viên Việt Nam ở Moskva
“Ngày hội đọc sách Chồi” không chỉ lan tỏa văn hóa đọc trong sinh viên Việt Nam tại Moskva mà nguồn thu từ sự kiện sẽ được đóng góp vào quỹ “Nuôi em” hỗ trợ bữa ăn cho học sinh vùng cao trong nước.
"Thư viện đồ cũ" - Sáng kiến cộng đồng giúp đỡ người nghèo ở Úc
Ở thành phố Melbourne của nước Úc có một mô hình ý nghĩa với cộng đồng bằng việc quyên góp quần áo cũ để tặng cho người nghèo khi mùa đông đang đến và giá sinh hoạt tăng cao.
Một "quyển sách" đang trò chuyện với độc giả bên trong Thư viện con người (Ảnh: Human Library)

Là một người khuyết tật nặng, ông Anders Fransen chưa bao giờ dám nghĩ đến việc “xuất bản” câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của mình đến với nhiều người.

Khi con người được "xuất bản thành sách"

Không chỉ bị khuyết tật nghe và nhìn, người đàn ông 37 tuổi người Đan Mạch còn mắc một căn bệnh di truyền do đột biến gen hiếm gặp khác khiến cơ thể không thể đổ mồ hôi.

“Tôi cảm thấy bản thân không thể hòa nhập hay kết nối được với những người xung quanh chỉ vì luôn mặc cảm rằng, mình là kẻ dị biệt so với mọi người”, ông Fransen nói.

Thế nhưng, ông đã làm được điều đó ở một nơi thật đặc biệt có tên “Thư viện con người”, một nền tảng xã hội độc đáo nơi mà sách chính là cơ thể và những câu chuyện cuộc đời được chính nhân vật có thật kể lại cho độc giả.

“Tôi tìm đến Thư viện con người với niềm thôi thúc được nói cho mọi người biết rằng, đằng sau những thiệt thòi do bệnh tật mang lại thì tôi vẫn là một con người”, ông Fransen giải thích.

Hiện ông Fransen đang có 3 “tựa sách” được đưa vào danh mục sách của thư viện, trong đó có một “quyển sách” mang tựa đề Người khuyết tật đặc biệt.

Những người không gặp may mắn trong cuộc sống cũng có thể trở thành "sách sống" chia sẻ trải nghiệm về cuộc đời của mình cho độc giả (Ảnh: Andy Jackson/Stuff)

Mô hình thư viện "sách sống" đầy nhân văn

Khởi nguồn từ Đan Mạch vào năm 2000 với ý tưởng “xuất bản con người thành những quyển sách mở”, mô hình thư viện độc đáo này đã trở nên nổi tiếng ngay sau đó.

Khi vào đây, thay vì tìm và chọn một quyển sách trên kệ sách để đọc thì người ta lại có thể “mượn” con người bằng xương bằng thịt để được trò chuyện trực tiếp với nhân vật, tìm hiểu về cuộc đời cũng như đặt các câu hỏi để đào sâu hơn những góc khuất, giúp hiểu hơn về vấn đề mà họ phải đối mặt.

Giờ đây, mô hình thư viện đầy nhân văn này đã được nhân rộng tại hơn 80 quốc gia, với hàng ngàn nhân vật người thật việc thật được “xuất bản” hàng năm.

“Nhân vật của thư viện không phải là ai đó thật cao siêu hay có thành tích đặc biệt nào. Họ có thể là những người vô gia cư, thất nghiệp, người hoàn lương, bị trầm cảm, gặp các vấn đề về tâm lý, bị khuyết tật…

Điều quan trọng là những câu chuyện do họ kể sẽ giúp chúng ta biết cách cảm thông, chia sẻ và sống tốt hơn nhờ vượt qua được thái độ kỳ thị, định kiến hoặc phân biệt đối xử” - ông Ronni Abergel, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Thư viện con người cho biết.

Độc giả được khuyến khích đặt các câu hỏi với "quyển sách" của mình để hiểu hơn về giá trị sống và những bài học ý nghĩa (Ảnh: The Yellow Sparrow)

Trên trang web của mình, tổ chức Thư viện con người được mô tả như là "một nền tảng học tập thực hành và đổi mới toàn cầu nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng của con người, từ đó tạo ra các cộng đồng gắn kết và hòa nhập hơn mà không bị ảnh hưởng bởi những khác biệt về văn hóa, tôn giáo, xã hội và sắc tộc".

Ông Ronni Abergel cũng chia sẻ thêm, điều khiến mô hình thư viện này được mọi người yêu thích và ủng hộ là nhờ tinh thần cởi mở, thấu hiểu và không phán xét. “Bất kể bạn là ai, giàu hay nghèo, bao nhiêu tuổi, hay đến từ đâu, bạn đều luôn cảm thấy thoải mái, được tôn trọng khi vào đây để gặp gỡ, lắng nghe và học hỏi”.

Anuja Bai, sinh viên quốc tế 21 tuổi đến từ Ấn Độ cho biết cô rất ấn tượng với khái niệm “tôn trọng sự khác biệt” của thư viện đặc biệt này. “Tôi nghĩ rằng, cách tốt nhất để con người hiểu nhau hơn chính là hãy cởi mở”, Anuja bày tỏ sau khi có trải nghiệm tại đây.

Một thổ dân đang biểu diễn các điệu nhảy truyền thống cho học sinh khi đến tham quan Thư viện con người (Ảnh: Stuff)

Giờ đây, dự án Thư viện con người nhận được sự ủng hộ của hàng ngàn tình nguyện viên để mang những “quyển sách biết nói” đến tận trường học, doanh nghiệp, tổ chức giúp mọi người có cơ hội được tương tác trực tiếp với “sách”. Một ứng dụng trên smartphone cũng đang được xây dựng nhằm kết nối bạn đọc khắp nơi trên thế giới với thư viện để cùng vượt qua giai đoạn đầy bất định do đại dịch COVID-19 gây ra.

Gần đây nhất, Đại học Glasgow (Anh) đã ký một thỏa thuận hợp tác với Thư viện con người để hơn 300 sinh viên ngành y của trường trở thành độc giả thường xuyên và có cơ hội “học thêm nhiều kỹ năng cần thiết để trở thành những bác sĩ trong tương lai”.

Ghé thăm những thư viện độc đáo trên thế giới
Thư viện không chỉ là "địa chỉ đỏ" thu hút mọi người đến để đọc sách mà còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt.
Tìm việc làm thật trong không gian ảo: Lựa chọn mới của người khuyết tật
Không phải đi lại khó khăn, chỉ cần ngồi nhà với chiếc điện thoại thông minh hay máy tính, người khuyết tật có thể trao đổi thông tin, trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng khi tham gia Ngày hội việc làm trên nền tảng Metaverse - không gian kỹ thuật số cho phép người dùng tương tác "ảo" khi mô phỏng không gian thực tế.

Nguồn bài viết : Xổ số miền Bắc hôm quả

Top