Séc tố bị tình báo Nga "nắm thóp" |
Bí mật thú vị về phi đội máy bay trinh sát đặc nhiệm của tình báo Mỹ |
Trang “Bình luận quân sự” của Nga cho biết, lực lượng tác chiến của Mỹ tại châu Âu sẽ sớm được trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn đa năng M-SHORAD do Tập đoàn General Dynamics phát triển.
Bộ Quốc phòng Mỹ tự tin cho rằng hệ thống M-SHORAD của họ không thua kém gì so với Pantsir-S1 của Nga, nhưng nhiều chuyên gia quân sự tại Moskva khẳng định ý kiến trên chưa chính xác.
Báo chí Nga cho rằng tổ hợp không đa năng M-SHORAD của Mỹ kém xa Pantsir-S1. Ảnh minh họa |
Cụ thể, đầu tiên cần xem xét cấu hình của tổ hợp M-SHORAD, khung gầm xe bọc thép chở quân M1126 Stryker đã được lấy làm nền tảng cho hệ thống phòng không đa năng mới. Nhà sản xuất đã tích hợp trên đó module vũ khí điều khiển từ xa với pháo tự động 30 mm, đi kèm 2 tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire Longbow và bệ phóng cho 4 tên lửa phòng không FIM-92 Stinger.
Theo các kỹ sư của Tập đoàn General Dynamics, trang thiết bị điện tử của M-SHORAD không hề thua kém Pantsir-S1, thậm chí còn tin cậy hơn nhiều. Theo đó, Radar của M-SHORAD do Israel cung cấp, có khả năng phát hiện mục tiêu là tiêm kích ở khoảng cách 25 km, máy bay không người lái cỡ nhỏ sẽ bị nhìn thấy từ xa 3,5 km, trong khi đạn pháo và bom được phát hiện cách 5 - 10 km.
Và bên cạnh chức năng phòng không, M-SHORAD còn nhận diện được xe tăng, thiết giáp ở khoảng cách lên tới 17 km và đủ vũ khí để tiêu diệt chúng từ xa, cụ thể là thông qua tên lửa Hellfire. Không những thế, radar M-SHORAD còn nhận được hệ thống ngắm bắn quang - điện tử tối tân với hai kênh quang học và hồng ngoại có độ phân giải cao.
Tuy nhiên, theo đánh giá từ các quân sự Nga thì tổ hợp phòng không đa năng của Mỹ vẫn thua xa Pantsir-S1 và cũng chưa thể được gọi là đối thủ đích thực của Pantsir-S1.
Thứ nhất, radar của M-SHORAD chỉ theo dõi được mục tiêu di chuyển với tốc độ tối đa 1.485 km/h, trong khi radar của Pantsir-S1 bám bắt được vật thể bay với tốc độ lên tới 3.600 km/h.
Thứ hai, tên lửa FIM-92C/E Block I Stinger tỏ ra vô dụng khi chống lại "mục tiêu lạnh" không phát ra tín hiệu hồng ngoại như bom, máy bay không người lái cỡ nhỏ... nó chỉ có khả năng bắn hạ “mục tiêu nóng" có tốc độ không quá 1.700 km/h. Trong khi đó tên lửa 57E6 của Pantsir-S1 có thể bắn trúng mục tiêu di chuyển ở tốc độ 4.680 km/h.
Khả năng chống thiết giáp hiện điểm mạnh của M-SHORAD, nhưng Nga hiện đang nghiên cứu việc tích hợp tên lửa đa năng Hermes vào tổ hợp Pantsir-S1, khi đó hệ thống phòng không của Nga sẽ diệt được thiết giáp từ khoảng cách lớn hơn nhiều.
Bị chỉ trích, Mỹ tuyên bố hỗ trợ Ấn Độ đối phó 'bão' COVID-19 |
Thổ Nhĩ Kỳ tung video chiếc AUV Akinci phá "tan" hệ thống phòng không Pantsir Nga |
Nguồn bài viết : ĐÁ VIỆT NAM