Liên hiệp Cần Thơ, Viện FNF và Đại học Cần Thơ ký kết ghi nhớ hợp tác Ngày 10/3, tại TP Cần Thơ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ), Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác. |
Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tại Cần Thơ Sáng ngày 3/11, tại TP Cần Thơ, Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ phối hợp Tổ chức Phi Chính phủ Friedrich Naumann Việt Nam (FNF) và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu”. |
Sự ghi nhận và vinh danh này được thực hiện trong Lễ kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam của FNF. Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Anh Sơn cho biết, 10 năm qua, FNF cùng với các tổ chức phi chính phủ khác của Đức đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Viện FNF tại Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, tập huấn, nghiên cứu và xuất bản trong các lĩnh vực phát triển chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, kinh tế thị trường xã hội và nâng cao năng lực tại Việt Nam.
Cũng theo ông Phan Anh Sơn, từ năm 2017, Báo cáo kinh tế thường niên Việt Nam được xuất bản từ bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) với sự hỗ trợ của FNF là một trong những chương trình nổi bật. Báo cáo tập trung vào các nghiên cứu độc lập và khách quan về thành tựu, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển, cung cấp một nền tảng khoa học cho kinh tế vĩ mô, hoạch định chính sách và trao đổi có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn và chuyên sâu của Việt Nam.
Ông Phan Anh Sơn, Phó chủ tịch, tổng Thư ký VUFO, Phó Chủ nhiệm ủy ban Công tác về các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài trao bằng khen cho ông Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của FNF tại Việt Nam. (Ảnh: Thu Hà) |
Trong 10 năm qua, những hỗ trợ và hoạt động của FNF đã giúp nâng cao năng lực của các cơ quan hoạch định chính sách, cơ sở nghiên cứu và chính quyền địa phương..., giúp các cơ quan này đóng góp hiệu quả hơn cho công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
"Năm 2022 đánh dấu 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đức. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, hai nước đã củng cố tình hữu nghị và chứng kiến sự phát triển không ngừng của cả quan hệ kinh tế và chính trị. Sau khi chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, tạo lực đẩy mới thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai bên, niềm tin và hiểu biết lẫn nhau đã và đang được tăng cường thông qua các cơ chế hợp tác, là nền tảng vững chắc cho hai nước triển khai thành công nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng. Trong nỗ lực của hai chính phủ và dân tộc, FNF, cùng với các tổ chức phi chính phủ Đức khác, không chỉ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội Việt Nam mà còn đóng góp cho việc tăng cường quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức" - ông Phan Anh Sơn nhấn mạnh.
Ông Phan Anh Sơn cũng khẳng định Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và VUFO cam kết phối hợp, tạo điều kiện và hỗ trợ FNF cũng như các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam.
Ông Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của FNF tại Việt Nam phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam của FNF. (Ảnh: Thu Hà) |
Ông Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của FNF tại Việt Nam chia sẻ, là một tổ chức phi lợi nhuận có lịch sử hơn 60 năm thành lập tại Đức và hiện đang hoạt động trên gần 60 quốc gia trên thế giới. Viện FNF luôn cam kết với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam tiến tới tự do kinh tế, thịnh vượng và phát triển.
Viện FNF hoạt động tại Việt Nam vào năm 2012. Đối tác của Viện là các viện nghiên cứu, trường đại học lớn và các cơ quan: Bộ Ngoại giao, Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR),… và một số địa phương. Các mục tiêu hoạt động của Viện bao gồm: Thể chế hóa các chính sách về kinh tế thị trường; Cải thiện môi trường kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân; Thúc đẩy năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư của địa phương; Thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các thị trường lớn trên thế giới; Nâng cao năng lực cho sinh viên và phụ nữ yếu thế về khởi sự doanh nghiệp; Đào tạo chuyên gia Việt Nam thông qua các chương trình trao đổi quốc tế.
Bà Annett Witte, Chủ tịch FNF phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Thu Hà) |
Phát biểu tại sự kiện, bà Annett Witte, Giám đốc điều hành FNF toàn cầu, chia sẻ: “Trong số các quốc gia châu Á, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sự phát triển nhanh nhất. Tại đây, nền kinh tế cất cánh sau cải cách kinh tế thị trường năm 1986. Những cải cách này dựa trên quyền sở hữu, phát triển khu vực tư nhân và nguyên tắc thị trường, những yếu tố của các giá trị tự do mà Viện FNF đang nỗ lực thúc đẩy. Tuy khoảng cách địa lý giữa Đức và Việt Nam rất xa, nhưng khoảng cách này không còn quan trọng trong thế giới đang ngày càng toàn cầu hóa. Các Hiệp định Thương mại Tự do và các khát vọng về sự phát triển đang kết nối chúng ta gần lại nhau hơn.”
FNF tìm kiếm doanh nghiệp"hạt giống" tại Đồng bằng sông Cửu Long Giám đốc Tổ chức Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam cho biết, đang tìm kiếm doanh nghiệp "hạt giống" trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động trong nhóm ngành nông nghiệp, thực phẩm, dệt may, giày da... để hỗ trợ trong việc hợp tác thương mại hai chiều với các đối tác EU. |
FNF mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ thực hiện dự án ứng phó biến đổi khí hậu Ngày 1/11, bà Lê Thị Thanh Giang - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ) đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF/Đức) do GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia FNF tại Việt Nam làm trưởng đoàn. |