Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam và ICTnews tổ chức tọa đàm chính sách quản lý Fintech

2025-01-17 20:39:33
ictnews Buổi tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” sẽ là tiền đề giúp các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đưa chính sách phù hợp để thúc đẩy các Fintech phát triển, đem lại thuận tiện cho người dùng cũng như phát triển nền kinh tế số của Việt Nam.

Lĩnh vực Fintech những năm gần đây phát triển rất nhanh nhưng chưa có chính sách hoàn chỉnh về lĩnh vực này. Ảnh có tính minh họa, nguồn ảnh Internet.

Sáng mai, ngày 20/8/2019, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam và chuyên trang ICTnews của Báo điện VietNamNet tổ chức buổi tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech”.

Tham dự buổi tọa đàm này có đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ TT&TT, các chuyên gia kinh tế, 30 doanh nghiệp Fintech, Hiệp hội Fintech Singapore và hơn 50 nhà báo.

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam và ICTnews hy vọng qua buổi tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” sẽ là tiền đề để cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này sẽ có những chính sách phù hợp để thúc đẩy các Fintech phát triển đem lại nhiều thuận tiện cho người dùng cũng như phát triển một xã hội số, nền kinh tế số của Việt Nam.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ di động, những năm gần đây Fintech đã có sự phát triển vượt bậc, làm thay đổi diện mạo hệ thống tài chính – ngân hàng, đem lại thuận tiện cho các giao dịch kinh doanh – tiêu dùng. Cho đến thời điểm này Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Fintech.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tại Việt Nam, những cơ chế chính sách hiện nay tuy đã cởi mở nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần được điểu chỉnh và bổ sung để thúc đẩy các Fintech phát triển, đem lại nhiều dịch vụ thanh toán tiện lợi cho người dùng.

Trên thưc tế, khi Fintech giúp các hoạt động, giao dịch tài chính, tiền tệ trở nên thuận tiện, nhanh chóng, thì cũng đồng nghĩa với việc Fintech có khả năng bị lợi dụng để các hoạt động, giao dịch bất hợp pháp cũng thuận tiện, nhanh chóng hơn. Vì vậy, các chính sách, quy định điều chỉnh Fintech thường tập trung tìm cách ngăn chặn việc Fintech bị sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp. Thế nhưng, nếu chính sách, quy định đặt ra quá nhiều hạn chế, ràng buộc để kiểm soát hoạt động bất hợp pháp hay đặt ra hạn mức tín dụng quá thấp so với xu hướng tiêu dùng của người dùng sẽ ảnh hưởng trở lại đến sự thuận tiện của số đông người dùng. Vì vậy, điểm cốt yếu trong xây dựng chính sách cho Fintech là tìm ra sự cân bằng giữa kiểm soát rủi ro trong khi đảm bảo quyền lợi cho đa số người dùng. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng của các cơ quan quản lý chuyên ngành và Chính phủ để thúc đẩy các Fintech phát triển hướng đến một xã hội thanh toán không dùng tiền mặt.

Các các sự kiện về Fintech lớn gần đây, Chính phủ cũng đã có những động thái tuyên bố mạnh mẽ để thúc đẩy lĩnh vực này. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, thanh toán di động đã đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng cho hàng trăm triệu người thu nhập thấp tham gia và có cơ hội hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Thủ tướng dẫn chứng tại Trung Quốc và Ấn Độ, thanh toán di động đang bùng nổ cả ở thành thị lẫn nông thôn, làm thay đổi cách thức kinh doanh. Thanh toán qua mobile thực sự là công cụ thúc đẩy một nền tài chính mang lại lợi ích cho mỗi người dân dù họ ở bất cứ đâu. Phó Thủ tướng tin rằng, thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như chúng ta đã làm được với điện thoại di động hơn 10 năm trước.

"Chính phủ đã có nhiều quyết sách, đề án để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán di động nói riêng. Chính phủ sẽ tạo thuận lợi và thúc đẩy xu hướng thanh toán di động tại Việt Nam… Chính phủ cũng cam kết phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trên thực tế để đảm bảo lợi ích có thể đến được với đại đa số người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ thúc đẩy việc cập nhật, thông qua khuôn khổ pháp lý, tạo cơ chế và xây dựng các chương trình hành động cần thiết để tạo thuận lợi, quảng bá cho thanh toán di động nói riêng và các dịch vụ công nghệ tài chính, thương mại điện tử nói chung", Phó Thủ tướng nói.

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam và ICTnews hy vọng qua buổi tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” sẽ là tiền đề để cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này sẽ có những chính sách phù hợp để thúc đẩy các Fintech phát triển đem lại nhiều thuận tiện cho người dùng cũng như phát triển một xã hội số, nền kinh tế số của Việt Nam.

Nguồn bài viết : Casino Việt Nam

Top