Y học cổ truyền: Đưa tinh hoa dân tộc Việt tới với bạn bè thế giới

2024-12-20 19:02:50
Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp đối với người dân thế giới
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp cựu Tổng thống Chile

Quảng bá bộ môn y học cổ truyền

Cuối tháng 5/2023 vừa qua, đoàn Trường Trung Y Quốc tế Chile do Hiệu trưởng Luis Pedrero dẫn đầu đã tới Việt Nam trao đổi chuyên môn giao lưu kinh nghiệm với các cán bộ Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam.

Trao đổi chuyên môn sâu giữa các giảng viên Việt Nam và nước ngoài (Ảnh: Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam).

Ông Luis Pedrero chia sẻ, để có chương trình trao đổi học thuật lần này, ông đã cố gắng liên hệ với Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam từ năm 2019. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan đến mãi năm 2022, với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Chile, Trường Trung Y Quốc tế Chile mới liên lạc thành công với Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam nhằm tổ chức chuyến công tác lần này.

Buổi trao đổi thực hành của giảng viên Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam và học viên quốc tế (Ảnh: Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam).

"Tôi đánh giá, lần trao đổi học hỏi kinh nghiệm lần này rất hữu ích, giúp chúng tôi nâng cao trình độ, hiểu biết hơn về sự sâu sắc của nhân dân Việt Nam từ xa xưa trong cách sống và điều trị bệnh", ông Luis Pedrero cho biết.

Học viên trong đoàn Hugo Cistenas chia sẻ: “Chương trình lần này đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn cái nhìn về Việt Nam. Trước đây chúng tôi chỉ biết đây là một đất nước trải qua nhiều chiến tranh, bị tàn phá và ở rất xa. Nhưng giờ tôi đã biết đất nước các bạn phát triển không thua kém quốc gia nào, nền y học cổ truyền Việt Nam rất đặc sắc. Tôi mong chờ những hợp tác trao đổi tiếp theo, để chúng tôi có cơ hội tiếp đón các giảng viên, y bác sĩ Việt Nam tới Chile và ngược lại.”

Sau chương trình lần này, Trường Trung Y Quốc tế Chile và Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam đã đạt được thoả thuận ký kết hợp tác lâu dài, trong đó 2 bên sẽ tiếp tục trao đổi giảng viên và học sinh trong tương lai. Dự kiến, trong năm 2024, Trường Trung Y Quốc tế Chile sẽ mời đoàn giảng viên, bác sĩ Việt Nam tới thăm và trao đổi học thuật với các trường y dược tại Chile cũng như khu vực Latin.

Phát triển chưa xứng với tiềm năng

PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nhận định: “Y học cổ truyền đã tồn tại hàng ngàn năm, có những đặc sắc từ xa xưa, kết hợp với y học hiện đại và tiếp thu tinh hoa từ các nước để chúng tôi xây dựng nền y học cổ truyền hiện nay. Chúng ta cần phải bảo tồn những nguồn dược liệu quý và các phương pháp y khoa được truyền lại, đồng thời, cần quảng bá tới bạn bè trên thế giới để tiếp thu và vận dụng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng thế giới đang dần đánh giá cao các phương pháp điều trị không dùng thuốc.”

Đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tham gia trao đổi với đoàn trường Trung y Quốc tế Chile (Ảnh: Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam).

Đánh giá về vị thế của Y học cổ truyền Việt Nam trên thế giới, TS. Bác sĩ Trần Đức Hữu, Trưởng Phòng tổ chức cán bộ, Phó chủ nhiệm Bộ môn Châm cứu, Phụ trách khoa Châm cứu, BV Tuệ Tĩnh khẳng định: “Từ khi Hội Châm cứu thế giới thành lập đến nay, Việt Nam vẫn luôn đóng vai trò là Phó Chủ tịch. Y học cổ truyền Việt Nam nằm trong tốp đầu cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc có nền y học lâu đời và họ đã thành công xây dựng lĩnh vực Trung Y này trở thành “quốc bảo” của đất nước. Việt Nam chúng ta vẫn đang trên đà phát triển và cần tập trung quảng bá hơn nữa để bạn bè thế giới biết tới và công nhận giá trị của Y học cổ truyền Việt Nam."

Lễ ký kết hợp tác giữa Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam và trường Trung y Quốc tế Chile (Ảnh: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam).

Các cơ sở giảng dạy, điều trị và kinh doanh sản phẩm y học cổ truyền Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác thường xuyên với Trung Quốc từ năm 2008. Năm 2019, các đơn vị Việt Nam đã tham gia hội chợ AROGYA 2019 tại Ấn Độ và đạt được nhiều thoả thuận. Tại khu vực Mỹ Latin, từ năm 2005, Việt Nam đã bắt đầu trao đổi chuyên gia, hợp tác giảng dạy và đào tạo y, bác sĩ cho các quốc gia: Mexico, Nicaragua, Venezuela, Panama,…

Tuy nhiên, số lượng và quy mô các chương trình còn nhỏ, lẻ. Bên cạnh đó, với các nước phương Tây, phần lớn đối tác chủ động kết nối tới các trường học, bệnh viện tại Việt Nam, về phía Việt Nam chưa có nhiều hoạt động nhằm quảng bá bộ môn y học cổ truyền tại các quốc gia này.

Lĩnh vực y học cổ truyền rất cần được truyền thông quảng bá để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và đưa bộ môn này ra nước ngoài vì tiềm năng phát triển là rất lớn”, TS. Bác sĩ Trần Đức Hữu khẳng định

Tuyên bố Bắc Kinh được thông qua tại Đại hội WHO vào ngày 8 tháng 11 năm 2008 và Nghị quyết về Y học cổ truyền ngày 26 tháng 1 năm 2009 tại Đại hội lần thứ 62 của Tổ chức Y tế Thế giới của WHO, kêu gọi các chính phủ thực hiện biện pháp "để tích hợp y học cổ truyền cho hệ thống y tế quốc gia". Đồng thời, WHO đã đưa ra danh sách 76 bệnh có thể điều trị bằng châm cứu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Văn hóa dân tộc là hồn cốt của mỗi dân tộc
Văn hóa luôn là một dòng chảy liên tục, không ngừng nghỉ qua những thăng trầm lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và cả nhân loại.
Các sứ giả Sức mạnh hữu nghị quốc tế góp phần gắn kết nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới
Đây là phát biểu của ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tại buổi tiếp 16 sứ giả Sức mạnh hữu nghị quốc tế (Friendship Force International - FFI) của Romania và Mỹ vào ngày 6/4 tại Hà Nội.
Top