Năm nay, Yên Bái đang phấn đấu cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo Kế hoạch và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Nghị quyết số 19-NQ/TW "Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập" của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Theo báo cáo của bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đăng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Yên Bái tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng “tinh gọn, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, liêm chính” và củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, giảm tỷ trọng chi cho con người, tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển, theo đó tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản.
Trong đó tiếp tục thực hiện kiên trì, nghiêm túc việc tinh giản biên chế công chức, viên chức theo kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh; cân đối, bố trí đầy đủ nguồn lực; đồng thời tiếp tục rà soát để cân đối, điều chỉnh, bổ sung biên chế đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, gắn với vị trí việc làm, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng tham mưu trong hoạt động, thực thi công vụ.
Bên cạnh đó Yên Bái cũng phấn đấu làm tốt công tác rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong hệ thống chính trị bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công tâm; sắp xếp, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc, đúng vị trí, đúng quy trình, quy định; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo các đề án, kế hoạch; khuyến khích cán bộ, đảng viên tự nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác.
Nhóm giải pháp khác của Yên Bái đó là thực hiện cơ chế khoán chi, đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả công việc và đời sống cho công chức, viên chức; tiếp tục cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần; đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực dịch vụ công để quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả đồng vốn và tài sản của Nhà nước.
Yên Bái đặt mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, tiến tới đưa bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh đi vào hoạt động.
Trong thời đại công nghệ, Yên Bái cũng đặt ra mục tiêu triển khai xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý nhà nước tại địa phương.
Trong thời đại công nghệ, Yên Bái cũng đặt ra mục tiêu triển khai xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý nhà nước tại địa phương (ảnh minh họa, nguồn: sotttt.yenbai.gov.vn). |
Trong Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có đặt ra các chỉ tiêu cụ thể.
Theo đó đến năm 2021, phấn đấu giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% (bằng 5.792) đơn vị sự nghiệp công lập và 10% (bằng 205.369) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015; có 10% (bằng 5.792) đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.
Đến năm 2025 phấn đấu tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% (bằng 5.213) đơn vị sự nghiệp công lập và 10% (bằng 184.832) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; có tối thiểu 20% (bằng 10.426) đơn vị tự chủ tài chính, 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần; tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.
Nguồn bài viết : TK xổ số Keno