Tập tục xưa trong Tết Trung thu: 3 ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt

2025-01-17 20:38:17
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu 15/8 âm lịch Hà Nội: Cư dân chung cư thức thâu đêm dựng trại cho trẻ vui Trung thu Hà Nội: Nhiều khu chung cư rục rịch tổ chức Trung thu cho các em nhỏ

Phong tục xưa của người Việt dịp Tết Trung thu được ghi lại trong cuốn "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính. Đáng chú ý là tục lệ làm cỗ cúng gia tiên trong suốt 3 ngày. Ngày nay, tục lệ này gần như không còn xuất hiện trong đời sống hiện đại. Các gia đình thường chỉ làm mâm cỗ cúng rằm vào ngày 14 hoặc 15/8 âm lịch.

Nói về phá cỗ rằm Trung thu, mâm cỗ luôn có bánh mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) và nhiều loại hoa quả, nhiều loại hoa, hình thù con vật được tạo hình khéo léo từ các loại bột.

Thỏ đánh trống, được làm bằng sắt tây là đồ chơi Trung thu phổ biến của trẻ em thời xưa. Ngày nay, đồ chơi này gần như không còn xuất hiện. (Ảnh: VNE)

Đồ chơi Trung thu của trẻ con xưa cũng đa dạng, chủ yếu làm từ giấy bồi, sau này có thêm các đồ chơi làm bằng sắt tây.

Trẻ con thời nay vì bánh trái no đủ quanh năm, nên cũng bớt hào hứng với hoạt động phá cỗ. Đồ chơi Trung thu ngày nay cũng hiện đại hơn, một số đồ chơi từ sắt tây gần như không còn xuất hiện. Riêng chiếc đèn ông sao truyền thống thì vẫn luôn giữ được "chỗ đứng" vững chãi trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, cho dù ngày nay, nhiều loại đèn trung thu hiện đại xuất hiện.

Tập tục xưa của người Việt vào Tết Trung thu được ghi lại ngắn gọn trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính như sau:

Ba ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các loại hoa, nặn bột làm con tôm, con cá.

Đồ trẻ con chơi trong ngày tết là các thứ bồi bằng giấy như voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đèn xẻ rãnh, đình chùa, ông nghè đất, con thềm thừ (cóc 3 chân). Có nhà một vụ Tết Trung thu, bán các đồ ấy được tới một vài trăm bạc. Mười năm nay họ lại chế ra đồ chơi bằng sắt tây cũng tranh được mối lợi của trẻ con ít nhiều.

Trẻ con tối hôm ấy, dắt díu nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy vô, đám thì kéo co, đám thì bắt cái hồ cái khoan, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh váng cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ.

Tục treo đèn bày cỗ, chắc do ở điển vua Đường Minh Hoàng. Hôm ấy là ngày sinh nhật vua Minh Hoàng, truyền cho thiện hạ đâu đâu cũng treo đèn, bày tiệc ăn mừng, rồi ta cũng theo mà thành tục.

Tục rước đèn thì do tự đời nhà Tống. Vì tục truyền rằng trong đời vua Nhân Tôn, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bấy giờ ông Bao Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem rong chơi ngoài đường, để cho nó sợ mà không dám hại người nữa.

Tục hát trống quân thì do từ đời Nguyễn Huệ bày ra. Nguyên khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái hát đối đáp nhau, để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, nên mới gọi là trống quân.

Xem thêm:

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu 15/8 âm lịch

Tết Trung thu hay rằm Trung thu rơi vào ngày 15/8 âm lịch. Đây được coi là ngày tết của trẻ em, còn được gọi ...

Nghẹn lòng nghe ước mơ của các bé khiếm thị đi chơi trung thu: “Con muốn được sáng mắt để thấy lồng đèn như các bạn”

Vừa qua, lễ hội "Trung thu mơ ước" lần 3 dành cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đã diễn ra tại ...

Khám phá những hương vị bánh trung thu tại Trung Quốc

TĐO-Truyền thống ăn bánh trung thu đã có lịch sử từ lâu đời tại Việt Nam, Trung Quốc và các nước châu Á. Bánh trung ...

Nguồn bài viết : Xổ số Max 3D Pro

Top