“Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tổng hợp được sự thống nhất chung trong truyền thông, còn khá lúng túng trong việc xác định các mục tiêu, nội dung và hình thức truyền thông, chưa xây dựng được những mô hình truyền thông có hiệu quả trong phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là các mô hình truyền thông thay đổi hành vi”, GS Khanh nhấn mạnh.
Theo Báo cáo kết quả Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tính đột phá nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho đến thời điểm này, tổng số mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình trong cả nước gồm có: 11.363 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 11.319 câu lạc bộ, 10.986 tổ hòa giải. Nội dung tuyên truyền, giáo dục về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình là hoạt động chủ đạo của các mô hình.
Nhiều ý kiến đóng góp tại Hội thảo.
Ở nước ta hiện nay có 5 nhóm mô hình truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng đang tồn tại như sau:
Truyền thông theo chủ đề của từng chiến dịch truyền thông.
Lồng ghép truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình với các cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc các cấp và các bộ, ban, ngành chủ trì triển khai.
Kết hợp truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình với hoạt động thường xuyên, cụ thể của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình ngay tại cộng đồng.
Lồng ghép truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình vào sinh hoạt các câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi sáng tác văn học, thơ ca, vẽ tranh, diễn kịch với sự tham gia của chính người dân tại cộng đồng.
Giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình trong nhà trường, giáo dục kỹ năng làm vợ làm chồng cho các gia đình trẻ, giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động của các mô hình truyền thông chưa đồng đều. Có mô hình hoạt động khá tốt (tập trung ở các địa phương có dự án, hoặc hoạt động thí điểm, chiến dịch), nhưng phần lớn các mô hình còn lúng túng về nội dung, cách thức, kinh phí duy trì hoạt động. Một trong những nguyên nhân được xác định là công tác truyền thông chưa đủ mạnh, hoạt động của nhiều mô hình về truyền thông chưa có chất lượng và hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức sâu sắc của cộng đồng về bạo lực gia đình, những tác hại, hậu quả của bạo lực gia đình và cách thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
Cũng tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi về những bài học kinh nghiệm, nội dung, hình thức của các chương trình truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời đưa ra các biện pháp để làm tốt hơn nữa hoạt động truyền thông.
Theo GS. Khanh: “Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng giữa người truyền và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về bạo lực gia đình theo mục tiêu truyền thông đặt ra. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu, phân tích, trao đổi để tìm được các biện pháp có hiệu quả nhất”.
Nam Thanh
Tổng hợp
Nguồn bài viết : bảng đặc biệt năm 2024