Vấn đề nhức nhối toàn cầu: Xóa bỏ "nô lệ thời hiện đại" |
Tây Ban Nha triệt phá băng nhóm buôn người di cư sang Anh |
Nhóm G7 (gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada) vừa thông qua một kế hoạch hành động trong cuộc chiến chống nạn buôn người quốc tế. Kế hoạch này nhằm mục đích thực hiện các nỗ lực chung để ngăn chặn nạn buôn người và các tổ chức tội phạm có tổ chức đứng sau chúng. Trọng tâm sẽ là sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng ở các quốc gia nguồn, trung chuyển và đích đến.
Bộ trưởng Nội vụ các nước G7 họp mặt tại Ý |
Tại cuộc họp tại của các Bộ trưởng Nội vụ G7 tại Mirabella Eclano (Ý), Bộ trưởng Nội vụ Ý Matteo Piantedosi cho biết các nước G7 sẽ thành lập các đơn vị cảnh sát chuyên trách để điều tra nạn buôn người di cư, như một phần trong nỗ lực giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp. "Kế hoạch hành động này nhằm tăng cường năng lực điều tra và hoạt động của lực lượng cảnh sát, bao gồm cả việc khởi xướng các hoạt động chung. Việc xóa bỏ các tổ chức buôn người là ưu tiên hàng đầu", ông tuyên bố.
Còn Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser nhấn mạnh, phải tăng cường hơn nữa năng lực hoạt động của các cơ quan an ninh. Ngoài ra, cần phải chia sẻ nhiều hơn nữa dữ liệu có liên quan giữa các quốc gia nguồn và quốc gia trung chuyển người di cư. Nhóm G7 sẽ tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của tình trạng di cư bất thường, nỗ lực tăng cường quản lý biên giới và hạn chế tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Chính phủ của Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, với tư cách là nước chủ tịch luân phiên của G7 trong năm 2024, đã nỗ lực phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia châu Phi nhằm ngăn chặn các tổ chức tội phạm buôn người. Kế hoạch hành động mới nhấn mạnh nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia G7, với các quốc gia là xuất phát điểm và nơi quá cảnh của dòng người di cư bất hợp pháp.
Di cư bất hợp pháp ngày càng tăng |
EU hiện đang phải đối mặt với số lượng người di cư ngày càng tăng. Theo Cơ quan Bảo vệ Biên giới châu Âu (Frontex), từ đầu năm đến nay, số người nhập cư bất hợp pháp đến EU là hơn 250.000 người.
Trong tuyên bố chung, các nước G7 kêu gọi thành lập "các đơn vị thực thi pháp luật chuyên về các tội phạm và điều tra liên quan đến buôn lậu người di cư và buôn bán người" nếu các nước chưa có sẵn các đơn vị này.
Tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ G7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi đã nhấn mạnh: "Buôn người là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và phẩm giá con người. Tôi đánh giá cao vai trò của Ý trong việc đưa vấn đề này lên G7, qua đó thúc đẩy cam kết ngày càng tăng vượt ra ngoài biên giới khu vực”.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi |
Theo ông Grandi, trong cuộc chiến chống nạn buôn người, cần phải chú ý đến việc bảo vệ nạn nhân song song với các nỗ lực chống tội phạm. Người tị nạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc chạy trốn, và chính trong tình trạng thiếu các lựa chọn thay thế này, trong cuộc tìm kiếm sự an toàn tuyệt vọng này, những kẻ buôn người lại thịnh vượng, gây ra bạo lực không thể diễn tả được đối với những người buộc phải chạy trốn. Nếu chúng ta muốn đánh bại những kẻ buôn người, chúng ta cũng phải đưa ra các giải pháp thay thế nghiêm túc và đáng tin cậy cho những người chạy trốn. Cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng di dời cưỡng bức và tăng cường các con đường di cư an toàn và hợp pháp".
Cảnh giác trước cạm bẫy của kẻ buôn người Mua bán người được Liên hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu và ngày 30/7 hằng năm được chọn là “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”. Tại Việt Nam, ngày 30/7 cũng được chọn làm “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. |
Campuchia đẩy mạnh truy quét nạn buôn người Bộ Nội vụ Campuchia đã mở chiến dịch rà soát người nước ngoài trên toàn quốc và đẩy mạnh hỗ trợ các nạn nhân của hoạt động buôn người. |
Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt ngày hôm sau