Việc đầu tiên: Thay đổi nhận thức
Theo ông Phạm Quang Hưởng, trong xu hướng hội nhập chung của các ban, ngành, Công đoàn Việt Nam không thể xa rời mục tiêu chuyển đổi số. Đây không chỉ là cách thức góp phần phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số mà còn là cách nhằm nâng cao vị thế của tổ chức trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện thành công chương trình chuyển đổi số Quốc gia đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải có nhiều nỗ lực và quyết tâm tạo bước đột phá.
Phó Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam Phạm Quang Hưởng tham luận. |
Một trong những thách thức hàng đầu và có tính quyết định cần được xác định, theo Phó Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam, đó là thay đổi nhận thức về vai trò quan trọng của chuyển đổi số.
Ông Phạm Quang Hưởng phân tích: “Nhận thức đóng vai trò quyết định. Công nghệ chỉ là kỹ thuật, công cụ phục vụ quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi số tổ chức Công đoàn thì việc tuyên truyền, quán triệt để có nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số phải được quan tâm hàng đầu”.
Việc thay đổi nhận thức sẽ giúp các cấp công đoàn ý thức được sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong hoạt động của tổ chức Công đoàn. Ông Phạm Quang Hưởng cho rằng, việc chuyển đổi ý thức cần được lan toả từ lãnh đạo cấp trên đến cấp dưới, từ cá nhân nòng cốt đến cộng đồng, từ những mô hình thành công, điển hình đến cá nhân, đơn vị còn chần chừ, ngại thay đổi.
Theo đó, việc xây dựng được dữ liệu tập trung sẽ không đòi hỏi các cấp dưới thực hiện nhiều báo cáo cấp trên nữa. Đồng thời qua hệ thống online, cấp Tổng Liên đoàn cũng dễ dàng trong việc nắm tình hình, giám sát được hoạt động của tất cả hơn 123.000 công đoàn cơ sở, qua đó kịp thời lắng nghe và giải đáp những ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên công đoàn.
Nghiên cứu sử dụng trợ lý ảo trong trợ giúp pháp lý Ông Phạm Quang Hưởng phân tích: “Công đoàn Việt Nam hiện có khoảng 7.000 cán bộ công đoàn chuyên trách và hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn. Điều này có nghĩa là mỗi cán bộ phụ trách hơn 1.500 đoàn viên. Thực tế này cho thấy sự thiếu hụt về lực lượng tư vấn và trợ giúp pháp lý cho các đoàn viên, người lao động. Giải pháp cho thách thức này là sử dụng trợ lý ảo. Đây là một công cụ có thể hoạt động không kể ngày đêm và có thể giải đáp cho nhiều người có hỏi cùng lúc nhờ các thông tin được nạp sẵn. Dựa trên các tình huống mà các đoàn viên hỏi, trợ lý ảo sẽ tiếp tục học hỏi và ngày càng “thông minh” hơn. Đó là phương cách hỗ trợ hiệu quả cho các đoàn viên, người lao động khi có vấn đề tranh chấp cần trợ giúp pháp lý. Với hiện trạng đội ngũ tư vấn viên pháp lý của Công đoàn vừa ít, vừa không đồng đều về trình độ, nếu sử dụng trợ lý ảo thì chỉ cần và chỉ còn một với trình độ xuất sắc nhất, cùng lúc đáp ứng yêu cầu của hàng ngàn người. Nhờ sự trợ giúp của trợ lý ảo, mỗi tư vấn viên pháp lý của Công đoàn Việt Nam có thể hỗ trợ nhiều đoàn viên hơn và chỉ tập trung vào những công việc cuối cùng mà trợ lý ảo không làm được”. |
Nguồn bài viết : Điện toán 6x36 Thứ Bảy