Việt Nam giành giải Nhất khu vực Đông Nam Á về phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng

2025-01-17 20:38:26
9 giải pháp thúc đẩy hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối giúp EU kết nối với khu vực

Ngày 30/10, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, tại vòng chung kết “Cuộc tranh tài phẫu thuật đại trực tràng nội soi thông qua các đoạn video ghi hình” do Hội phẫu thuật đại-trực tràng Đông Nam Á tổ chức (vừa diễn ra tại Bangkok, Thái Lan) kíp phẫu thuật của Bệnh viện Trung ương Huế đã giành giải Nhất.

Theo đó, cuộc thi được phối hợp phát động thông qua Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam và các Hội phẫu thuật các nước Đông Nam Á từ tháng 6-8/2023. Trải qua vòng sơ loại, Hội ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam đã lựa chọn video xuất sắc nhất của kíp phẫu thuật Ngoại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 1 và cơ sở 2 gửi dự thi vòng chung kết khu vực Đông Nam Á.

Ê-kíp phẫu thuật của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện kỹ thuật hiện đại. Ảnh: Báo Nhân dân

Tại vòng chung kết “Cuộc tranh tài phẫu thuật đại trực tràng nội soi thông qua các đoạn video ghi hình” do Hội phẫu thuật đại trực tràng Đông Nam Á tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) vào ngày 28/10, đồng thời cũng diễn ra buổi hội thảo về các cập nhật và kỹ thuật ngoại khoa mới trong điều trị ung thư đại trực tràng, với các báo cáo viên đến từ các trung tâm phẫu thuật hàng đầu trong khu vực. Đoàn Việt Nam có sự góp mặt của Phó giáo sư Nguyễn Hữu Thịnh và Tiến sĩ Trần Văn Huy (Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh), cùng Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hoài Anh (Bệnh viện Trung ương Huế).

Giám khảo của cuộc thi chung kết là 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật đại trực tràng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gồm Giáo sư Min Byung Soh (Trưởng đơn vị phẫu thuật đại trực tràng, Bệnh viện Severance, Đại học Yonsei, Hàn Quốc); Giáo sư Ziqiang Wang (Giám đốc trung tâm Ung thư đại trực tràng, Đại học Tây Tứ Xuyên, Trung Quốc) và Giáo sư Mina Ming-yin Shen (Trưởng hệ ngoại, Bệnh viện China Medical University Hsinchu, Đài Loan - Trung Quốc).

Đêm chung kết là cuộc so tài của 4 video xuất sắc nhất với sự đánh giá công bằng, khách quan và chính xác của ban giám khảo. Video của kíp phẫu thuật Bệnh viện Trung ương Huế đã giành được vị trí cao nhất và được các giáo sư đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc đánh giá cao về kỹ năng phẫu tích cũng như tính chính xác về các mốc giải phẫu, đảm bảo chất lượng ung thư học.

Giải Nhất khu vực Đông Nam Á tại “Cuộc tranh tài phẫu thuật đại trực tràng nội soi thông qua các đoạn video ghi hình” tiếp tục khẳng định tầm vóc và chất lượng đào tạo luôn được duy trì tốt qua các thế hệ của Bệnh viện Trung ương Huế.

Được biết, Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những đơn vị có bước tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư đại trực tràng nói riêng cũng như bệnh lý ung thư nói chung. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế là người đầu tiên công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu British Journal of Surgery với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ và qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư đại trực tràng”.

Kết quả điều trị nhóm bệnh nhân ung thư đại trực tràng bằng phẫu thuật nội soi hoàn toàn qua lỗ tự nhiên (NOTES) cũng đã đạt giải Nhất VIFOTEC Việt Nam và Giải nhì lĩnh vực Y Dược của Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt 2016.

Trong khi đó, tờ The Sydney Morning Herald cho biết, Bonnie, em bé Australia đầu tiên chào đời nhờ kỹ thuật IVM được bác sĩ Việt Nam chuyển giao, mở ra hy vọng cho hàng nghìn phụ nữ hiếm muộn tại nước này. Bonnie nặng 4,1 kg, chào đời tại Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia tuần trước, được ví là "phép màu kỳ diệu",

Leanna, mẹ của bé, trở thành người phụ nữ Australia đầu tiên sinh con nhờ CAPA-IVM (nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm). Đây được xem là phương pháp "thay thế đột phá" cho IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Trước đó, cô Leanna từng thất bại với IVF.

Giáo sư Rob Gilchrist, ĐH New South Wales, một trong những người "thiết kế" chương trình CAPA-IVM đầu tiên ở Australia, cho biết em bé đầu tiên ra đời là kết quả sự hợp tác giữa các nhà khoa học ở Bệnh viện Mỹ Đức (TP HCM) và Bỉ.

Đề cập đến kết quả chuyển giao kỹ thuật IVM cho đồng nghiệp Australia, bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức, tự hào nói: "Trước đây bác sĩ Việt Nam qua Australia học kỹ thuật mới để điều trị cho người Việt, nay chúng tôi vui và tự hào vì chuyện ngược lại đã xảy ra".

Theo bác sĩ Tường, dự án chuyển giao bắt đầu vào năm 2018, các bác sĩ Australia đến bệnh viện Mỹ Đức học kỹ thuật IVM. Quá trình triển khai bị cản trở bởi dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2022, sau dịch, Australia cử 4 người sang Việt Nam học IVM theo phác đồ mới nhất và về nước triển khai thành công, giúp một số phụ nữ mang thai.

Việt Nam áp dụng IVM trong điều trị hiếm muộn từ năm 2007. Mười năm sau, Việt Nam trở thành nước thực hiện IVM nhiều và thành công nhất thế giới, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều nước như Australia, Mỹ, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Singapore...

Ba đại diện Việt Nam lọt Top Di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á
5 món bánh mỹ vị của Việt Nam lọt top 10 loại bánh nổi tiếng nhất Đông Nam Á

Nguồn bài viết : Live22 Điện Tử

Top