Trường trung học Hàn Quốc đưa tiếng Việt vào mô hình hướng nghiệp Trường THPT công lập Myeonmok (Myeonmok High School) là ngôi trường đã đưa tiếng Việt vào giảng dạy, trở thành trường THPT đầu tiên ngoài khối chuyên ở Hàn Quốc tổ chức việc dạy tiếng Việt cho học sinh bậc THPT. |
16 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi nói tiếng Hàn toàn quốc tranh tài Ngày 24/5 tới đây tại Hà Nội sẽ diễn ra vòng chung kết Cuộc thi nói tiếng Hàn toàn quốc - Cúp Đại sứ Hàn Quốc. Cuộc thi do Đại sứ quán Hàn Quốc phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Viện Giáo dục Hàn Quốc và Quỹ Học viện King Sejong tổ chức. |
Tiếng Việt đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở Hàn Quốc
- Tại Hàn Quốc, tiếng Việt được quan tâm như thế nào? Có được yêu thích như các ngoại ngữ khác?
Ở Hàn Quốc, tiếng Việt đang được quan tâm nhiều hơn so với trước đây. Do nhu cầu sử dụng tiếng Việt trong các lĩnh vực, ngành nghề ngày càng gia tăng. Người Việt sinh sống và học tập tại Hàn Quốc đông thứ 2, sau Trung Quốc. Hiện nay, ở nhiều ngân hàng, cây ATM, địa điểm du lịch, bảo tàng, cơ sở học lái xe... đều có thông báo, hướng dẫn bằng tiếng Việt cho người Việt.
Đặc biệt, từ năm 2013 tiếng Việt đã trở thành 1 trong những môn Ngoại ngữ 2 được học sinh lựa chọn để thi Đại học ở Hàn Quốc. Trên kênh truyền hình giáo dục EBS của Hàn Quốc cũng có những chương trình giáo dục tiếng Việt cho người Hàn, đặc biệt là chương trình Luyện thi Đại học môn tiếng Việt (những học sinh không học chuyên ngành tiếng Việt nhưng muốn thi đại học môn tiếng Việt có thể học tiếng Việt qua chương trình này).
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tâm trong một tiết học tại Trường THPT Ngoại ngữ Chungnam. |
Tôi là 1 trong số những giáo viên Việt Nam hằng năm tham gia biên soạn Giáo trình ôn thi Đại học môn tiếng Việt cho học sinh Hàn Quốc. Giáo trình Tiếng Việt mà học sinh trường Chungnam đang theo học của Sở giáo dục tỉnh Chungnam cũng do tôi cùng các giáo sư và thầy cô Hàn Quốc khác biên soạn.
- Điều đặc biệt của Khoa Tiếng Việt Trường THPT Ngoại ngữ tỉnh Chungnam, nơi chị giảng dạy là gì?
Khoa Tiếng Việt Trường THPT Ngoại ngữ Chungnam được thành lập đầu tiên ở Hàn Quốc vào tháng 3/2011. Khoa có khoảng 60 học sinh (bao gồm khối 10, 11,12). Mỗi khối có 1 lớp, mỗi lớp có 20 học sinh. Ngoài ra, tiếng Việt còn được chọn là Ngoại ngữ 2 đối với học sinh Khoa tiếng Anh (Chương trình học của Khoa Tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau). Vì vậy, hàng năm có khoảng 120 học sinh theo học tiếng Việt tại trường.
Mỗi tuần, Khoa tiếng Việt sẽ học khoảng 6-8 tiết tiếng Việt, Khoa Tiếng Anh khoảng 4-6 tiết tiếng Việt (tùy theo từng khối).
Ngoài học tiếng Việt, mỗi tuần học sinh sẽ có khoảng 1-2 học về văn hóa, kinh tế, chính trị… hoặc thực hiện các hoạt động trải nghiệm văn hóa Việt Nam như: Chơi trò chơi truyền thống, trải nghiệm áo dài, ẩm thực Việt Nam… Mỗi kì, trường sẽ có khoảng 1-2 Cuộc thi Học sinh giỏi tiếng Việt như: Nói, viết luận, thuyết trình, ngâm thơ, ca múa hát bằng tiếng Việt…
Học sinh Hàn Quốc với áo dài và nón lá Việt Nam. |
Tôi muốn nói thêm là học sinh Khoa Tiếng Việt trường Chungnam thường đạt được những giải thưởng cao trong các Cuộc thi thuyết trình, thi ngâm thơ, thi nói Tiếng Việt của tỉnh Chungnam hoặc của Trường ĐH Ngoại ngữ Busan tổ chức hàng năm. 2 năm trước trường còn có học sinh đạt giải nhất Cuộc thi Nói 2 ngôn ngữ (Tiếng Hàn + Ngoại ngữ) toàn quốc.
Trong Khoa Tiếng Việt có 2 Câu lạc bộ nghiên cứu về Việt Nam. Câu lạc bộ “Anh chị em” chuyên tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Câu lạc bộ “Hay dịch” chuyên về dịch Việt-Hàn và Hàn-Việt. Các thành viên câu lạc bộ đều là những học sinh lớp 10,11 của 2 Khoa Tiếng Việt và tiếng Anh.
Trường còn tổ chức tình nguyện đến thăm các Trung tâm Gia đình Đa văn hóa để giúp đỡ, giảng dạy tiếng Việt cho con em gia đình có bố hoặc mẹ là người Việt Nam. Học sinh Khoa Tiếng Việt viết truyện tranh bằng 2 thứ tiếng Việt - Hàn rồi trực tiếp ghi âm và sản xuất truyện tranh cho con em gia đình đa văn hóa Việt - Hàn. Hàng năm, Khoa Tiếng Việt thường có chính sách ưu đãi riêng dành cho con em gia đình đa văn hóa. Mỗi năm sẽ có 5 chỉ tiêu tuyển sinh đối với những học sinh có bố hoặc mẹ là người Việt Nam.
Các khoa khác như Tiếng Anh, Trung, Nhật chỉ tuyển sinh học sinh khu vực tỉnh Chungnam, nhưng riêng Khoa Tiếng Việt thì tuyển sinh học sinh trên toàn quốc. Vì vậy tỉ lệ cạnh tranh cũng khá cao.
Học sinh Hàn Quốc trong một tiết học tìm hiểu vền văn hóa Việt Nam. |
- Học sinh học tiếng Việt có các hoạt động giao lưu với Việt Nam như thế nào?
Hàng năm, Khoa tiếng Việt thường tổ chức giao lưu quốc tế với Trường THPT Chu Văn An Hà Nội. Học sinh Chungnam sẽ có chuyến thăm Việt Nam trong khoảng 5 ngày (thăm trường Chu Văn An, trao đổi học tập, trải nghiệm văn hóa và tham quan các danh lam thắng cảnh của Việt Nam). Đồng thời Trường THPT Chu Văn An cũng tổ chức cho học sinh đến thăm, trải nghiệm và cùng sinh sống, học tập với các bạn học sinh trường Chungnam để giúp học sinh kết nối, thấu hiểu ngôn ngữ và văn hóa của nhau. 2 năm qua do dịch bệnh Covid-19 nên học sinh 2 trường không thể đến thăm nhau nhưng vẫn thực hiện chương trình giao lưu online mỗi kì 1 lần.
Ngoài ra, học sinh còn có những hoạt giao lưu với các anh chị sinh viên Khoa tiếng Hàn của trường Đại học KHXH&NV (online hoặc offline). Sắp tới là buổi giao lưu online với những sinh viên của CLB Hanoikids – CLB chuyên dẫn tour tình nguyện cho du khách nước ngoài tại Hà Nội. Trước đây, thỉnh thoảng cũng có những đoàn thanh thiến niên Việt Nam đến thăm và giao lưu với học sinh Khoa Tiếng Việt.
Tập thể giáo viên và học sinh Khoa Tiếng Việt (lớp 10+11+12) Trường THPT Ngoại ngữ Chungnam. |
Nên có nhiều chương trình giáo dục tiếng Việt thú vị trên truyền hình
- Các học sinh của chị sau khi học tiếng Việt họ có làm các công việc như thế nào? Một trong những học trò mà chị ấn tượng nhất?
Có những học sinh học tiếng Việt chỉ để thi đại học vào những trường đại học danh tiếng, cũng có những học sinh theo đuổi chuyên ngành tiếng Việt khi lên đại học. Vì vậy ngành nghề sau khi tốt nghiệp của các em cũng khác nhau. Có em trở thành phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên tiếng Việt hoặc làm việc liên quan đến Việt Nam ở các công ty lớn như Samsung, Hyundai, Đài truyền hình…
Một trong những học trò mà tôi ấn tượng nhất là em Jeon Hyeong Jun (Tuấn Jeon)- học sinh khóa đầu tiên của mình ở Trường THPT Ngoại ngữ Chungnam. Tuấn có niềm đam mê đặc biệt với tiếng Việt, tình yêu lớn với con người và đất nước Việt Nam từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như các bạn cũng biết Tuấn có nhiều hoạt động ý nghĩa liên quan đến Việt Nam và được nhiều bạn bè Việt Nam rất yêu quý. Tôi luôn tự hào về em ấy!
Hiện nay đồng nghiệp (giáo viên tiếng Việt người Hàn) của tôi cũng chính là học sinh cũ của tôi ở ngôi trường này. Hàng năm, số lượng sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Việt cũng chiếm đông nhất trong các sinh viên thực tập ở trường. Đồng nghĩa với việc có khá nhiều sinh viên Hàn Quốc có mong muốn được trở thành giáo viên tiếng Việt. Vì ở Hàn Quốc số lượng giáo viên người Hàn làm việc trong ngành giáo dục tiếng Việt vẫn còn đang thiếu khá nhiều so với nhu cầu thực tế.
- Là cô giáo tiếng Việt tại Hàn Quốc chị mong muốn gì để tiếng Việt tại Việt Nam ngày càng được giới trẻ Hàn Quốc yêu thích?
Là 1 giáo viên giảng dạy môn tiếng Việt tại Hàn Quốc, tôi luôn mong muốn tiếng Việt và Việt Nam sẽ được các bạn trẻ Hàn Quốc biết đến và quan tâm nhiều hơn giống như tiếng Hàn và Hàn Quốc được các bạn trẻ Việt Nam đang rất ưa chuộng.
Hi vọng ngành giáo dục tiếng Viêt cho người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng sẽ được quan tâm, phát triển và mở rộng hơn nữa để thu hút học sinh, sinh viên Hàn Quốc theo học. Vì học sinh Hàn Quốc được học tiếng Việt nhưng các em ít có cơ hội được thực hành, giao tiếp với người bản ngữ nên tôi nghĩ nên có nhiều những chương trình giáo dục tiếng Việt thú vị trên truyền hình, phim ảnh và âm nhạc, văn hóa lịch sử Việt Nam được dịch và quảng bá rộng rãi ở Hàn Quốc để tạo hứng thứ học hành và thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ Hàn Quốc hơn nữa. Hơn 10 năm qua, tôi vẫn mong muốn được nghe thông báo, hướng dẫn bằng tiếng Việt trên tàu điện ngầm Hàn Quốc. Hi vọng các học sinh của tôi sau này sẽ làm được điều đó.
- Xin cảm ơn cô về cuộc trò chuyện này!
Học sinh Phú Thọ, Bắc Ninh được vinh danh là Trạng Nguyên Tiếng Việt Học sinh trường tiểu học Gia Cẩm (Phú Thọ) và tiểu học Đại Phúc (Bắc Ninh) đã xuất sắc đạt giải thưởng Trạng Nguyên Tiếng Việt năm nay. |
Cơ hội thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Hàn Quốc Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định sẽ chủ trì tổ chức sự kiện "Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022" trong hai ngày (12-13/5/2022) tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (số 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Sự kiện là dịp để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và các thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên phục vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. |