Khủng hoảng khí hậu gây thiệt hại 391 triệu USD mỗi ngày |
Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu |
Plan International đã công bố nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và Giáo dục cho Trẻ em gái: Các rào cản, Định kiến giới và Lộ trình tới Hồi phục” cho thấy khủng hoảng khí hậu gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với giáo dục cho trẻ em gái. |
Theo báo cáo của Plan International, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hư hỏng tại các cơ sở hạ tầng trường học và các tuyến đường đến trường đã làm gián đoạn đáng kể việc tiếp cận giáo dục có chất lượng của trẻ em gái ở Tây Phi, Nam và Trung Mỹ, khu vực Caribe và Đông Nam Á. Sự gián đoạn này không chỉ cản trở khả năng đến trường học của trẻ em gái mà còn gây ra những hậu quả lâu dài và sâu rộng như làm tăng nguy cơ xảy ra các hành vi có hại như tảo hôn, bạo lực trên cơ sở giới và mang thai sớm.
Trẻ em gái thường phải gánh thêm trách nhiệm làm các công việc gia đình hoặc tìm kiếm việc làm ở ngoài do các định kiến giới tính còn phổ biến và tình trạng nghèo đói, khiến việc học tập của các em bị gián đoạn. Tuy nhiên, ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khí hậu, các bé gái còn phải đối mặt với những thách thức ghê gớm hơn. Việc gián đoạn học tập liên quan đến khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng thêm các định kiến giới, gia tăng gánh nặng trách nhiệm gia đình, giảm thời gian học tập và tăng gánh nặng tài chính, khiến cả trẻ em gái và cha mẹ các em gặp khó khăn trong việc chi trả cho học tập.
Reyna, một em gái 16 tuổi đến từ Philippines cho biết: “Là con gái nhà nông và hiện cũng đang làm công việc đồng áng, em trải nghiệm trực tiếp chuyện mùa màng thất bát. Em phải nghỉ học và có khi không được ăn vì mùa màng đã hỏng hết do thời tiết xấu”.
Trước thềm Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 28 (COP28) dự kiến diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12/2023, Plan International muốn thông qua báo cáo này kêu gọi các chính phủ, nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự hỗ trợ giáo dục cho trẻ em gái trong các biện pháp ứng phó với khủng hoảng khí hậu. Cụ thể, tổ chức kêu gọi:
• Bảo đảm trường học an toàn hơn: Hợp tác xây dựng trường học có khả năng chống chịu và các tuyến đường an toàn, đưa các kế hoạch chống chịu với biến đổi khí hậu vào giáo dục nhằm giảm thiểu gián đoạn học tập.
• Cải cách giáo dục về khí hậu: Thực hiện chương trình giảng dạy về khí hậu mang tính chuyển biến giới và đào tạo giáo viên toàn diện để hỗ trợ trẻ em gái đi đầu trong các hoạt động về khí hậu.
• Trao cho các em gái quyền ra quyết định: Cho các em gái tham gia vào các quyết định về khí hậu, trao quyền để các em có tiếng nói trong việc phát triển chính sách, đặc biệt là các chính sách đảm bảo tính liên tục của giáo dục.
• Tài trợ cho giáo dục khí hậu cho trẻ em gái: Tăng tài trợ cho giáo dục khí hậu mang tính chuyển biến giới và ưu tiên xây dựng lại cơ sở hạ tầng trường học có khả năng chống chịu.
• Thay đổi các định kiến xã hội về giáo dục trẻ em gái: Thách thức các định kiến, khẳng định giá trị của giáo dục trẻ em gái trong các kế hoạch thích ứng của cộng đồng và các sáng kiến nâng cao nhận thức.
Bà Keya Khandaker, tổng phụ trách nghiên cứu này tại Plan International, cho biết: “Tiếng nói của các em gái nêu lên trải nghiệm của các em với biến đổi khí hậu có vai trò rất quan trọng để chúng ta hiểu được biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng ra sao đến việc học tập của các em và thông qua học tập các em đã phát triển các kỹ năng thích ứng với khí hậu như thế nào. Báo cáo này ủng hộ việc thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu có cân nhắc đến quan điểm và thực tế của trẻ em gái. Trẻ em gái đang phải gánh chịu nhiều tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu, và do vậy các em cần có vai trò then chốt trong một thế giới chống chịu được với biến đổi khí hậu và đảm bảo bình đẳng giới.”
Em Yến, 17 tuổi, đến từ Việt Nam, cho biết: “Em tham gia vào nhiều hoạt động bảo vệ môi trường. Em nghĩ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu.”
Báo cáo của Plan International đưa ra những nhìn nhận quan trọng về mối quan hệ giữa khủng hoảng khí hậu và giáo dục cho trẻ em gái cho các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và các tổ chức khác. Thông qua hiểu biết về vấn đề này và những tác động của nó đối với tương lai, báo cáo khuyến nghị rằng giải quyết thách thức này sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái và trang bị cho các em những kỹ năng thiết yếu để đối mặt với khủng hoảng khí hậu.
Plan International là tổ chức nhân đạo quốc tế, hoạt động tại hơn 75 quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái với mục đích xóa bỏ đói nghèo và vì sự phát triển toàn diện của các em. Tại Việt Nam, Plan International bắt đầu hoạt động từ năm 1993. Sứ mệnh của Plan International là hỗ trợ trẻ em, thanh niên và đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên được sinh ra, lớn lên khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, giúp các em có thể chủ động quyết định tương lai của chính mình. Plan international tin tưởng rằng trẻ em gái có khả năng thay đổi thế giới. Hợp tác chặt chẽ với cộng đồng, phối hợp hiệu quả với các tổ chức và cơ quan chính quyền các cấp là phương châm hành động của chúng tôi. Trong 5 năm từ năm 2021 đến 2025, mục tiêu của Plan International là hỗ trợ cho 2 triệu trẻ em gái tại Viêt Nam được học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển toàn diện. |
Phụ nữ và trẻ em Đông Nam Á được tiếp cận chương trình hỗ trợ giáo dục trị giá 30 triệu bảng Anh Đây là công bố được đưa ra tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới (EWF) vào ngày 9/5, sự kiện giáo dục lớn nhất thế giới, quy tụ bộ trưởng giáo dục các quốc gia tham dự. |
Tháo gỡ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật Thảo luận về những khó khăn, trở ngại đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật đồng thời tìm kiếm những giải pháp khắc phục là nội dung của hội thảo tọa đàm “Tháo gỡ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật” do Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và UNICEF Việt Nam tổ chức vào hai ngày 23-24/6 tại Hà Nội. |