Truyền thông Đức tiếp tục khen ngợi hình mẫu kiểm soát dịch COVID-19 của Việt Nam

{?$detail['time']}
Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19

Ngày 6/10, Ban đối ngoại Trung ương phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ...

Tình hình COVID-19 trong ngày: Không có ca mắc mới, kiểm soát chặt tất cả các nguồn nhập cảnh vào Việt Nam

Bản tin chiều ngày 3/10, của Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Đến nay ...

Theo TTXVN, bài báo phân tích mô hình chống dịch của các nước giàu có với những nước nghèo và đang phát triển, cũng như những khác biệt trong hệ thống chính trị của các nước đối với hiệu quả phòng chống dịch. Bài báo dẫn đánh giá của các chuyên gia cho biết, những nước nghèo đã thành công hơn trong việc phòng chống COVID-19 so với những nước giàu có, như Mỹ, đồng thời nhận định vấn đề hệ thống chính trị không mang tính quyết định, thay vào đó là sức sáng tạo và hiệu quả mới là điều quan trọng.

Theo bài báo, chưa thể xác thực ý tưởng cho rằng các nước phát triển có thể đối phó tốt hơn với đại dịch nhờ vào các thể chế vận hành tốt, nguồn tài chính dồi dào và mặt bằng giáo dục cao. Trong khi số trường hợp mắc bệnh đang gia tăng ở hầu hết các nước châu Âu và một số bang của Mỹ, thì các nước châu Phi lại ghi nhận mức gia tăng thấp nhất trong nhiều tuần.

Việt Nam, Mông Cổ và Thái Lan hầu như đã quét sạch virus ở những nước này. Ý tưởng xét nghiệm gộp mẫu (Pool-Test), trong đó một phần các mẫu được lấy để gộp vào làm xét nghiệm trong khi phần còn lại được bảo quản để xét nghiệm lại nếu kết quả mẫu gộp dương tính, cho phép xét nghiệm nhiều người để kịp thời cách ly các trường hợp bị nhiễm và đặc biệt hiệu quả với những nước hạn chế về năng lực xét nghiệm.

Ở Việt Nam, đeo khẩu trang là bắt buộc khi ra ngoài. Nguồn: AFP

Bài báo dẫn các đánh giá cho rằng Đức nên nhìn sang Việt Nam để thấy hiệu quả trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Trong khi nước Đức đã ghi nhận gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 thì Việt Nam - quốc gia đông dân hơn với khoảng 100 triệu người – đến nay mới chỉ có tổng cộng 35 ca tử vong. Câu hỏi đặt ra hồi đầu năm rằng liệu việc kiểm soát dịch có dễ dàng hơn với những nước có hệ thống chính trị đặc thù, đến nay đã được làm rõ.

Theo báo này, vấn đề hệ thống chính trị không mang tính quyết định. Những nước như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore hay Hàn Quốc đã kiểm soát dịch tốt. Chính phủ các nước sớm có hành động nghiêm túc trước mối đe dọa của đại dịch và thông tin về nguy cơ này thường có lợi thế trong cuộc chiến chống COVID-19.

Ngoài ra, kinh nghiệm chống các đại dịch, như Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) năm 2003, cũng là yếu tố thuận lợi cho các nước trong xử lý dịch. Đó cũng là lý do giúp Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á khống chế tốt dịch bệnh.

Trước đó, vào tháng 4/2020, Báo Đức Spiegel vừa có bài viết đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đồng thời tri ân nghĩa cử cao đẹp của nhóm người Việt từng học tập tại Đức muốn gửi tặng khẩu trang cho nơi họ từng học tập và gắn bó.

Bài báo dẫn lời TS. Leong Hoe Nam, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena ở Singapore, nói ông "vô cùng ngưỡng mộ về Việt Nam", đồng thời đánh giá Việt Nam là mô hình cho cuộc chiến chống dịch bệnh.

Báo Spiegel cũng dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 1 khẳng định "chống dịch như chống giặc", cho thấy Chính phủ Việt Nam đã nhận thức cao và sớm đưa ra cảnh báo chống dịch.

Báo Anh ấn tượng với "chiến thắng kép" của Việt Nam trước đại dịch COVID-19

Ký giả Michael Tatarski đã dành những dòng chữ đầy tích cực để kể về quá trình chiến đấu và chiến thắng của Việt Nam ...

Tiếp tục không có ca mắc COVID-19 mới ở cộng đồng, dịch có thể khó kiểm soát hơn trong mùa đông

Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia sáng ngày 28/9 cho biết, Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Đến nay ...

Nguồn bài viết : AFB Điện Tử

Top