Bổ sung 10 di sản mới vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa ra quyết định công nhận thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các di sản này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian. |
Tuồng cung đình Huế - di sản văn hoá nghệ thuật sáng giá của dân tộc Có thể nói đối với các hình thái nghệ thuật cung đình, tuồng cung đình Huế là một hiện tượng phát tích rực rở trong truyền thống kịch hát dân tộc. |
Huyện Bảo Thắng có 20 dân tộc, trong đó dân tộc Dao chiếm 34,7%, còn lại là các dân tộc Tày, Mông, dân tộc Xa Phó, Phù Lá, Hoa, La chí, Thái… Trong đó, người Dao vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, phong phú như những phụ kiện, trang phục phải được may từ chính những mảnh vải tự tay mình dệt theo quy trình.
Dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhưng hiện nay phụ nữ Dao họ vẫn không mua sẵn trang phục ngoài chợ về mặc; vì dệt, may vá, thêu thùa cũng thể hiện rằng, người phụ nữ đó đảm đang. Hơn nữa, cũng vì quần áo may sẵn mua ngoài chợ không được hồ sợi trước khi dệt, nên không phù hợp với trang phục truyền thống, nhanh bạc màu.
Nghề dệt vải thủ công của người Dao họ với nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo từ đôi bàn tay của người phụ nữ (Ảnh: KT). |
Với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, nghề dệt vải thủ công của người Dao cần có sự kiên nhẫn và khéo léo từ đôi bàn tay của người phụ nữ. Còn người đàn ông trong gia đình sẽ căn chỉnh, sữa chữa khung dệt. Tuy việc xe sợi, luộc sợi, hồ sợi, cuốn sợi thành lô, kéo sợi và lắp vào khung dệt mất khá nhiều thời gian, nhưng chưa phải việc khó nhất, bởi người Dao họ dệt vải có những điều kiêng kỵ như: khi kéo sợi không được nói những điều không hay, trong khi kéo sợi không được bước chân qua…
Để giữ nghề dệt vải truyền thống, người Dao họ duy trì trồng bông, xe sợi và nhuộm chàm với nhiều công đoạn thủ công và kỹ thuật độc đáo. Trong các khâu làm nên bộ trang phục của người Dao họ, vất vả nhất là khâu "nhuộm chàm" vì vừa khó vừa kỳ công. Một tấm vải phải nhuộm đi nhuộm lại khoảng 20 lần. Tấm vải có mềm, bền màu hay không tùy thuộc vào kỹ thuật của người nhuộm.
Bên cạnh đó, việc thêu thùa cũng có quy chuẩn họa tiết, hoa văn riêng, màu chủ đạo ở khăn đội đầu, nẹp áo, yếm, thắt lưng, ống quần, xà cạp, túi trầu, khăn quàng cùng khác nhau. Tất cả hoa văn đều được thêu từ mặt trái, không lộ mối chỉ.
Giờ đây, dù cho cuộc sống hiện đại đã lan tỏa đến những bản làng, thế nhưng, nguyên liệu vải dệt công nghiệp không thể sánh với vải dệt tay được, lại không đúng với truyền thống bản sắc văn hóa.
Việc công nhận nghề dệt vải của dân tộc Dao họ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần bảo tồn, phát triển nét đặc sắc trong văn hóa đồng bào các dân tộc nói chung, văn hóa dân tộc Dao họ nói riêng. Với phong tục đẹp của người Dao họ là duy trì việc may quần áo mới để đón Tết, cũng như để dùng hằng ngày, nhất là trong các dịp cưới hỏi, lễ hội, đồng bào tự tin hơn khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Từ đó, thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc với phương châm “Biến di sản thành tài sản”.
Tính đến nay, tỉnh Lào Cai có 38 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 2 di sản được UNESCO ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là: Nghi lễ Then của dân tộc Tày; Nghi lễ và trò chơi kéo co của người Tày, Giáy. |
Lễ hội Dinh Thầy Thím trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
Tri thức lịch đoi và lễ hội Khai Hạ (Hoà Bình) trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |