Ghi nhận nỗ lực vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào của Đại sứ Sengphet Houngboungnuang |
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 có ý nghĩa và nguồn gốc ra đời từ đâu? |
“Sinh ra ở Việt Nam, tới Pháp năm mười một tuổi dù không biết tiếng Pháp, vài năm sau Stéphanie Đỗ đã trở thành nghị sĩ Quốc hội của 68 triệu công dân. Cô đã đạt tới vị trí này nhờ lòng ngoan cường, ham muốn thành công và cống hiến vì người khác. Không gì có thể làm suy suyển quyết tâm của cô, một quyết tâm giúp cô đánh bại mọi dự đoán” - đó là những lời giới thiệu mà Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron đã dành cho Stéphanie Đỗ.
Độc giả có thể thấy hành trình nỗ lực không ngừng của Stéphanie Đỗ qua 6 chương sách, từ nguồn gốc gia đình, chặng đường vạ vật từ trại tị nạn này qua trại tiếp nhận khác, đến sự khao khát và cố gắng học tập để thay đổi cuộc sống, để rồi từng bước chinh phục con đường công chức và tiến vào chiến dịch trở thành Nghị sĩ.
Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong 5 năm (2017 - 2022), Stéphanie Đỗ chưa bao giờ sao nhãng nhiệm vụ, luôn nỗ lực tăng cường quan hệ giữa đất nước Pháp nơi cô đang sinh sống với quê hương Việt Nam của cô trong vai trò Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp ‐ Việt tại Quốc hội Pháp. Cô cũng ra sức bảo vệ công dân Pháp trong cuộc chiến chống virus Covid-19 với vai trò của một nghị sĩ luôn có mặt ở tuyến đầu chống dịch. Bằng quyết tâm cao độ, cô đã thực hiện mọi nhiệm vụ để xứng đáng nắm lấy những chức vụ cao nhất.
Chưa bao giờ nghĩ đến việc kể lại hành trình của mình nhưng lời nhắc “đừng quên bạn là nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt” của nhiều người thân, bạn bè đã khiến Stéphanie Đỗ thấy mình phải có trách nhiệm “dẫn đường” cho “tất cả những người trẻ quan tâm đến chính trị và muốn trở thành chính trị gia trong tương lai”.
Những trang sách “Đường tới Quốc hội của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên” đưa độc giả tới đáp án cho câu hỏi mà Stéphanie Đỗ đã đặt ra ở ngay những trang sách đầu tiên: “Làm thế nào mà tôi lại được bầu làm đại biểu Quốc hội?” và lời nhắn gửi “Hãy cùng tôi bước vào địa hạt thấm nhuần ý chí, kiên định, khổ luyện và đầy thách thức nhé”.
Giới thiệu cuốn sách tới độc giả Việt Nam, ngày 20-10, Omega Plus và Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức buổi tọa đàm “Đường tới Quốc hội của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên” tại Đại sứ quán Pháp (49 Bà Triệu, Hà Nội) với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh - Phó Trưởng khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao (Học viện Ngoại giao), nhà văn Linh Lê và Stéphanie Đỗ - tác giả cuốn sách.
Theo Hạ Yến/ Hà Nội Mới
https://hanoimoi.vn/hanh-trinh-no-luc-cua-nu-nghi-si-phap-goc-viet-dau-tien-645379.html
Infographic: Chương trình hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/9/2023 với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Đây là sự kiện đối ngoại đa phương trọng tâm của Quốc hội, là một trong sự kiện đối ngoại đa phương quy mô lớn nhất trong năm 2023 do Việt Nam đăng cai tổ chức. |
Mỗi nghị sĩ trẻ là một Đại sứ của tình hữu nghị "Mỗi nghị sĩ trẻ là một Đại sứ năng động, sáng tạo của tình hữu nghị, kết nối các nghị viện, kết nối nhân dân các nước vì một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người". Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắn gửi trong thông điệp gửi đến Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cần lần thứ 9 khai mạc sáng 15/9 tại Hà Nội. |