Thống kê tập trung

Nhật Bản xóa bỏ giấy phép của 2 đơn vị quản lý thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài

2024-12-21 12:18:17
Ảnh minh họa.

Theo thông tin về trang web của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Kokusai Gijutsukoryu Kyodo Kumiai có người đại diện là ông Ishibashi Junya (trụ sở tại số 56-1 Osato, Shibayamamachi, Sanbu Gun, tỉnh Chiba), bị xóa bỏ giấy phép của đoàn thể quản lý theo quy định tại điểm 1 khoản 1 điều 37 Luật thực tập kỹ năng, ngày 8/10/2019.

Theo đó, Kokusai Gijutsukoryu Kyodo Kumiai đã ký kết Phụ lục hợp đồng liên quan tới chương trình thực tập kỹ năng người nước ngoài với cơ quan phái cử là Công ty cổ phần nhân lực TTC Việt Nam (TTC Vietnam Human Resources Joint Stock Company) trong đó quy định nội dung phạt vi phạm hợp đồng đối với thực tập sinh thực tập kỹ năng tại Nhật Bản và một số thỏa thuận có nội dung không phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 28 Luật thực tập kỹ năng. Vì vậy, đoàn thể quản lý này không được công nhận là có đủ năng lực để thực hiện công tác quản lý thực tập sinh một cách đúng đắn, không đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại điểm 8 khoản 1 điều 25 của Luật thực tập kỹ năng, căn cứ quy định tại điểm 1 khoản 1 điều 37 của Luật này đã bị xóa giấy phép.

Đoàn thể quản lý bị xóa giấy phép thứ hai là Kyodo Jigyo Kyodo Kumiai có người đại diện là ông Uratsuka Atsuo (trụ sở tại số 2, Oazakagiage 451, Iwatsuki Ku, Saitama), theo quy định tại điểm 1 khoản 1 điều 37 Luật thực tập kỹ năng, ngày 8/10/2019.

Theo đó, Kyodo Jigyo Kyodo Kumiai đã ký kết Phụ lục hợp đồng liên quan tới chương trình thực tập kỹ năng với cơ quan phái cử là Công ty cổ phần kết nối nhân lực Việt (Viet Human Resources Connection Joint Stock Company), trong đó bao gồm các nội dung không phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 28 Luật thực tập kỹ năng. Vì vậy, đoàn thể quản lý này không được công nhận là có đủ năng lực để thực hiện công tác quản lý thực tập sinh một cách đúng đắn, không đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại điểm 8 khoản 1 điều 25 của Luật thực tập kỹ năng, căn cứ quy định tại điểm 1 khoản 1 điều 37 của Luật này đã bị xóa giấy phép.

Trước đó, vào đầu tháng 9, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam đã xóa tên 2 doanh nghiệp khỏi danh sách đủ điều kiện phái cử thực tập sinh sang Nhật. Đó là, Công ty cổ phần nhân lực TTC Việt Nam được cấp phép và đi vào hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động từ năm 2015, với vốn đầu tư 5 tỷ đồng. Mỗi năm, doanh nghiệp này đưa hàng trăm thực tập sinh sang Nhật làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau. Công ty cổ phần kết nối nhân lực Việt có trụ sở tại Cầu Giấy, thường xuyên tổ chức tuyển sinh, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản./.

Xem thêm

Người muốn định cư tại Mỹ phải chứng minh khả năng chi trả cho dịch vụ y tế

Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm hạn chế khả năng người nhập cư vào Mỹ và cũng ...

Thông tin mới về nhập cảnh, cư trú...của người nước ngoài tại Việt Nam

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp toàn thể lần thứ 15, sáng 4/10, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc ...

Chiba (Nhật) mở dịch vụ tư vấn dành cho người nước ngoài gặp khó khăn vì bão Faxai

Trung tâm Giao lưu Quốc tế tỉnh Chiba đang cung cấp dịch vụ tư vấn đối với người nước ngoài đang sống trong tỉnh mà ...

Nhật Bản hỗ trợ 900 triệu yên lập thêm trung tâm tư vấn cho lao động nước ngoài

Cơ quan Quản lí Xuất nhập cảnh của Nhật Bản quyết định tăng hỗ trợ tài chính cho các chính quyền địa phương trên khắp ...

Top