Thời sự - Chính trị

Kiều bào tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh hậu COVID-19

2024-12-21 12:10:02
Đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế để khôi phục, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Trong thời gian tới, công tác đối ngoại địa phương cần tập trung vào việc đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế trong đối ngoại địa phương. Tiếp nối những thành công trong ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế sẽ là chất xúc tác quan trọng cho các địa phương trong khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi.
Doanh nghiệp, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chia sẻ, hỗ trợ nhau trong kinh doanh
Ngày 03/12/2021, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Hoa Kỳ đã tổ chức sự kiện “Hội tụ doanh nhân Việt”. Đây là dịp để doanh nghiệp, bà con cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chia sẻ, hiểu thêm về nhau, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và kinh doanh.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu chế biến sâu vào các lĩnh vực nông sản

Bắt đầu từ câu chuyện giải cứu nông sản, anh Nguyễn Ngọc Luận (Richard Nguyễn) - Việt kiều Úc, CEO cà phê Meet More chia sẻ một số suy nghĩ và nhìn nhận của mình với một thị trường Việt Nam đầy tiềm năng từ nguyên liệu đến thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp nhưng thực sự đang bỏ ngỏ từ chính quyền đến các doanh nghiệp.

Anh cho biết, thời gian gần đây, lại rộ lên vấn đề giải cứu trái cây cho nông dân Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam làm điều này mà hầu như cứ cách 1-2 năm khi mà thị trường Trung Quốc gặp vấn đề là chúng ta lại phải “giải cứu” nông dân và dần dần đây sẽ trở thành một tiền lệ hết giải cứu dưa hấu, thanh long, xoài, nhãn... rồi lại đến trứng gà, tôm hùm...

"Cách đây 5 năm khi đó thanh long Bình Thuận chỉ có 2.000kg và phải đổ cho bò ăn, đổ ra đường vì không có đầu ra, thương lái Trung Quốc không thu mua dẫn đến khó khăn cho người nông dân nói chung, và kinh tế của tỉnh nhà cũng gặp khó khăn theo.

Khi đó, tôi đã chia sẻ những vấn đề này cùng Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, với một thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam chúng ta như hiện nay, nhất là những loại trái cây của Việt Nam giàu chất dinh dưỡng, giàu các loại vitamin và bổ dưỡng cho cơ thể mà chỉ có ở Việt Nam mới có nhưng chúng ta lại không biêt tận dụng để chế biến thành những loại nước uống hàng ngày cho chúng ta.

Nhiều hách hàng Australia thích thú khi sử dụng sản phẩm hòa tan trái cây của Meet More.

Mặt khác, nhằm giúp cho nông dân chúng ta có một thị trường đầu ra ổn định vì có hơn 90 triệu dân ủng hộ và điều quan trọng hơn là giúp cho người tiêu dùng trong nước được sử dụng những loại thực phẩm chất lượng cao ngay chính tại đất nước chúng ta mà có thể thay thế được các loại nước uống khác không có chất lượng trên thị trường lại có hại cho sức khỏe của người dân. Tôi nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng", anh Luận chia sẻ.

Anh Luận cho biết, để làm thay đổi được những điều đó không đơn giản, từ việc phải đầu tư công nghệ, đến việc để cho người dân chúng ta nhận thức được các vấn đề đó và thay đổi được thói quen tiêu dùng (thích hàng ngoại) thì quả thực không đơn giản.

Chính vì nhưng suy nghĩ đó, anh đã tự âm thầm tìm hiểu để làm sao cho người dân Việt Nam thay đổi và hướng đến sử dụng các sản phẩm Việt Nam bằng cách đưa các sản phẩm trái cây vào các món ăn, thức uống cho mọi người, dần tạo thành thói quen tiêu dùng hàng ngày vì chúng có giá trị về sức khỏe. Nếu thành công, có thị trường lớn thì sẽ không còn phải loay hoay mãi bài toán “giải cứu” như hiện nay.

"Chính với những băn khoăn đó, năm 2017 tôi đã cùng một số anh em, đồng nghiệp nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cà-phê hòa tan trái cây (không phải hương vị trái cây). Các loại trái cây như dừa, mít, khoai môn, xoài, trái nhàu... đã được đưa vào cà-phê hòa tan bằng phương pháp kỹ thuật để hòa quyện vào cà- phê và trở thành một thức uống hàng ngày cho giới trẻ, cho những người không uống được cà-phê và trở thành một món đồ uống mới trên thị trường. Mặc dù tôi biết sẽ rất khó khăn để có thể thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận ngay được, vì tôi chỉ có một mình thực hiện việc thay đổi này.

Khi tôi ra được các dòng thức uống này thì người tiêu dùng trên thế giới đã nhanh chóng chấp nhận ngay vì có thể họ hiểu rõ và nhiều hơn về lợi ích của các sản phẩm nông nghiệp đến từ Việt Nam, và cũng là để các sản phẩm nông nghiệp này xuất được sang các nước sẽ nhanh hơn bằng con đường xuất nguyên liệu thô vì các rào cản về thương mại.

Do đó sản lượng chính của công ty tôi là xuất khẩu, và hiện nay đã xuất khẩu chính thức đến được 6 nước trên thế giới. Trong mùa dịch vừa qua, sản phẩm công ty đã đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và được người tiêu dùng trong nước ủng hộ rất cao", anh chia sẻ.

Với câu chuyện của mình, anh Nguyễn Ngọc Luận nhận thấy Nhà nước cần đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu chế biến sâu vào các lĩnh vực nông sản nhằm nâng cao giá trị cho nông sản Việt và cũng nhằm tạo sự ổn định, giúp đảm bảo đầu ra cho người nông dân và doanh nghiệp.

Liên kết với các hội đoàn người Việt ở nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm

Giáo sư Hà Tôn Vinh - người Việt Nam ở Mỹ, trong nhiều năm làm chuyên gia tài chính quốc tế cho nhiều dự án của Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, và các tập đoàn đa quốc gia ở Hoa kỳ, châu Âu, và châu Phi. Ông cho rằng, cần khuyến khích các doanh nghiệp có thêm nhiều chương trình kích cầu mua sắm thường xuyên, theo mùa, hoặc dịp đặc biệt; đề nghị các ngân hàng cho người dân vay tín dụng hay phát hành các thẻ tín dụng với lãi suất thấp, thời gian thanh toán dài hơn, số tiền phải thanh toán tối thiểu thấp hơn....

Ngoài ra, tác động hay cho phép các doanh nghiệp bán hàng tiêu dùng hay siêu thị phát hành các thẻ mua hàng của mình với hạn mức tín dụng phù hợp để người dân có thể có thêm khả năng chi tiêu, mua sắm, vượt qua tâm lý sợ hãi hay tiết kiệm trong thời gian đại dịch vừa qua.

Trung tâm thương mại Đồng Xuân – Sắc xuân Việt giữa Thủ đô nước Đức.

Trong khi đó, Vũ Hoàng Đức - người Việt Nam ở Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng cần tìm giải pháp tạo điều kiện cho doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài di chuyển về nước để xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư... (ưu tiên cho các tổ chức hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài).

Theo anh Đối với các chương trình xúc tiến đầu tư còn dang dở với Nhật Bản do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nên tập hợp những tổ chức, hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, những nhà trí thức kết hợp với đại diện Tham tán thương mại - đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cùng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết các dự án tồn đọng.

Về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tụt giảm và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI: Trong nước cần tập trung chủ lực cho nông nghiệp hữu cơ và vật nuôi - trồng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng. Liên kết với các hội đoàn người Việt ở nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm và trao đổi hàng hóa chất lượng trong nước. Đây là bài toán thiết thực cho nông dân Việt Nam ai cũng có thể làm được.

Các dự án về nông nghiệp công nghệ cao Nhà nước đã kêu gọi đầu tư nước ngoài cũng như trong nước theo anh nên nhanh chóng cấp đất để tạo cơ hội cho nhà đầu tư thực hiện dự án.

Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil 2021 kết nối cung - cầu doanh nghiệp 2 nước
Ngày 2/12, Thương vụ Việt Nam tại Brazil đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Bang Sao Paulo tổ chức Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil năm 2021. Tại Hội thảo, đại diện Thương vụ Brazil và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Việt Nam đã ký kết một số nội dung hợp tác đầu tư và thương mại giữa 2 nước trong thời gian tới.
Tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mở rộng hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19
Thông tin tới báo chí về nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết: Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp đã đề ra, nhất là tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mở rộng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19...

Top