Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự ở Lai Châu

2025-01-17 20:38:17
Giao lưu văn hoá Việt - Nhật: Khám phá một số nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản
Công chúng yêu nghệ thuật đã có dịp tìm hiểu lịch sử và sự độc đáo của một số nhạc cụ truyền thống Nhật Bản thông qua buổi giao lưu văn hoá giữa ban nhạc Ryoma Quartet Nhật Bản và ban nhạc dân tộc Sức sống Mới của Việt Nam.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Nghệ An ở nước ngoài
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 169/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2022 - 2026 trên địa bàn tỉnh Nghệ An với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ người Nghệ An ở nước ngoài giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự, là một trong các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, nhằm khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin tư liệu, dữ liệu tổng thể về các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Lự.

Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự ở Lai Châu (Ảnh minh họa).

Cụ thể, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch tại huyện Tam Đường và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, với sự tham gia của cán bộ, công chức làm công tác văn hóa, dân tộc cấp huyện, xã; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; trưởng các đoàn thể các thôn, bản; trưởng thôn, bản, người có uy tín, nghệ nhân, học viên dân tộc Lự.

Bên cạnh đó, tổ chức bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm; nghệ thuật trình diễn dân gian; trò chơi dân gian; Tết cơm mới; lễ cưới và lễ cúng trâu; tục nhuộm răng đen của dân tộc Lự tại huyện Tam Đường và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Với sự tham gia của nghệ nhân và học viên người dân tộc Lự sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu, ưu tiên học viên là thanh thiếu niên, học sinh trung học phổ thông dân tộc Lự.

Đồng thời, hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ xây dựng nghề dệt truyền thống dân tộc Lự, góp phần, tổ chức truyền dạy và thực hành nghề dệt truyền thống dân tộc Lự phục vụ phát triển du lịch.

Nhằm quảng bá, tuyên truyền các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Lự đến rộng rãi du khách trong và ngoài nước, các đơn vị chức năng cũng sẽ tổ chức xuất bản, phát hành ấn phẩm giới thiệu, tuyên truyền nét đặc trưng văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú của cộng đồng dân tộc Lự phản ánh những nét cơ bản nhất về nguồn gốc, dân cư, tập quán sinh hoạt, lao động - sản xuất, trang phục, dân ca, dân vũ, lễ hội, tín ngưỡng...

Việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người là hoạt động nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Từ đó phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người; cải thiện mức hưởng thụ văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hội thảo khoa học “Văn hóa, con người Vĩnh Phúc trong phát triển bền vững”
Tôn vinh bản sắc văn hóa Việt thông qua Ngày châu Á 2022

Nguồn bài viết : trực tiếp kết quả bóng đá

Top