Những phụ nữ người Mông cõng "nguồn sống" trên lưng

2025-01-17 20:38:17
Thơ mộng mùa lúa chín ở thung lũng Mường Hoa
Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông

Sáng sớm, những con đèo từ Mèo Vạc qua thị trấn Đồng Văn (Hà Giang) vẫn chìm trong màn sương và mưa mờ trắng xoá. Đi xuyên qua màn sương đó, những người phụ nữ dân tộc Mông oằn lưng gánh những gánh cỏ, măng rừng, cả những nhánh củi tươi to nặng, men theo sườn núi xuống con đường cái để dẫn bộ về nhà.

Người phụ nữ dân tộc Mông luôn gồng gánh nỗi nhọc nhằn trên lưng - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Cúi sạp cả người xuống để xốc lại bó củi lớn trên lưng, Vàng Thị Mén cười nói bằng giọng Kinh lơ lớ: "Ngày nào cũng đi như này nên quen rồi. Mệt thì mệt nhưng từ nhỏ đã gắn với bao thứ trên lưng, lấy chồng sinh con rồi còn phải làm nhiều hơn để nuôi chồng nuôi con nữa".

Vàng Thị Mén năm nay mới hơn 20 tuổi, nhưng sự lam lũ hằn sâu lên từng đường nét trên mặt không khác gì người phụ nữ đã qua tuổi xuân. Bàn tay đầy những vết chai sạn, những vết thương do cỏ sắc rạch thành từng vệt dài trên mu bàn tay nổi đầy gân xanh. Lấy chồng từ năm 14 tuổi, đến nay chỉ mới 23 tuổi mà Mén đã có 4 người con, 2 trai 2 gái.

Cũng như nhiều phụ nữ người Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), Mén phải tập cõng đồ trên lưng từ lúc còn nhỏ. Người Mông vẫn hay nói với nhau rằng cưới được vợ như trong nhà vừa tậu được con trâu tốt. Bởi người phụ nữ ấy sẽ trở thành lao động chính trong nhà, cuộc đời họ luôn gánh nặng sự nhọc nhằn trên lưng, từ lúc còn tấm bé cho đến cuối đời.

Đi dọc các cung đèo Hà Giang, hay là đi sâu vào từng thôn bản, không khó để bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Mông lúc nào cũng mang chiếc lu cở (gùi) trên lưng. Tuổi đời càng lớn, những gì đựng trong lu cở lại ngày một kềnh càng. Những gánh nặng khiến cho lưng họ lúc nào cũng rạp xuống, gồng mình trên những con đường dốc vòng vèo của núi rừng phía Bắc. Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh.

Chiếc lu cở (gùi) trở thành người bạn thân thiết trên lưng người phụ nữ Mông - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Sống ở những vùng núi có độ cao trên 1000 mét, đường sá hiểm trở, không thuận lợi cho các phương tiện vận tải di chuyển, người phụ nữ Mông nghiễm nhiên trở thành người vận chuyển thay vì là người đàn ông làm những công việc nặng nhọc này - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Lấy chồng sinh con từ lúc tuổi đời còn rất sớm, không ít người phụ nữ vừa phải cáng đáng việc nhà vừa phải trông con, những đứa trẻ theo chân mẹ lên nương rẫy, lên núi hái rau từ lúc còn bé xíu - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Sùng Thị Mỉ mới 18 tuổi nhưng đã lấy chồng và có 2 đứa con. Vì chồng cô cũng là người trong họ hàng nên khi sinh con ra, những đứa trẻ bị mắc chứng bệnh bạch tạng. Ở những vùng núi, vùng cao, điều kiện học tập, tiếp cận thông tin còn hạn chế, vậy nên đến nay dân tộc Mông vẫn là một trong những dân tộc có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết cao nhất toàn quốc. Thực tế này đang khiến người phụ nữ Mông tiếp tục chậm tiến hơn phụ nữ của các dân tộc khác - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Dọc đường rẻo cao Hà Giang, không khó để bắt gặp những người phụ nữ Mông lẫm lũi đi, dồn sức trên đôi chân để cõng mọi thứ, trên lưng họ lúc nào cũng là củi, là búp măng mới hái trên nương, có cả những bì lớn đựng cát, vật liệu xây dựng... - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Họ thường đi rất nhanh dù là trong sương mù dày đặc, giữa trời nắng chang chang, hay bất chấp những cơn gió rét cắt da cắt thịt - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Có lẽ vì vậy mà người phụ nữ Mông vẫn hay nói cuộc đời của họ gắn liền với con dốc cuộc đời - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những gánh nặng theo họ cho đến lúc gối mỏi chân chùng - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Cô Sủng Thị Sy (39 tuổi, Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang) chuẩn bị đi lên con đường mòn lên nương rẫy. "Chồng lúc nào giúp được thì giúp thôi, chứ anh ấy uống rượu suốt ngày" - cô chia sẻ - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những đứa trẻ từ nhỏ đã làm quen với chiếc gùi sau lưng. Đi học về, chúng phải tập quen với chuyện làm nương rẫy, hái rau rừng, không có thời gian cho việc học ở nhà - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Có một bản Mông ở đại ngàn Tây Nguyên
Những người Mông "cõng" đồ lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
Nghệ thuật tạo hoa văn của người Mông trở thành di sản

Nguồn bài viết : Lô Đề

Top