Ông Hun Manet: Làm bạn với các nước, phục vụ lợi ích quốc gia và nhân dân Campuchia |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Campuchia |
Sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 26/7 tuyên bố sẽ thôi giữ chức Thủ tướng và trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho con trai Hun Manet, giới quan sát đã suy đoán về chính sách đối ngoại trong tương lai của xứ sở Chùa Tháp, trong đó đặc biệt chú ý đến nền giáo dục phương Tây của ông Hun Manet.
Ông Hun Mannet (45 tuổi) là ủy viên Ban Thường vụ Trung ương đảng CPP và Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia. Ông đã tốt nghiệp Học viện quân sự West Point trứ danh của Mỹ, có bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York (Mỹ) và bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (Anh).
Thủ tướng Hun Sen (trái) và ông Hun Manet tham gia các cuộc vận động tranh cử ở thủ đô Phnom Penh - Campuchia trong tháng 7 (Ảnh: Reuters). |
Ông John Bradford, một thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, lưu ý với AP rằng nền tảng giáo dục của ông Hun Manet làm nảy sinh hy vọng của một số người rằng ông có thể mang lại sự thay đổi trong quan hệ giữa Campuchia và phương Tây.
Theo Bradford, dưới sự lãnh đạo của ông Hun Manet, Campuchia có thể trở thành một đồng minh mạnh mẽ hơn của Mỹ. Song quan hệ này chỉ có thể phát triển trên các nguyên tắc cơ bản về lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau. Ông cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn và nền tảng cá nhân của một nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách lãnh đạo hoặc quan điểm chính trị của họ.
Một báo cáo của Asia Times chỉ ra rằng: các chính phủ phương Tây, đặc biệt là EU, đã tăng cường đầu tư vào Campuchia, song kinh tế của đất nước này lại gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các nước phương Tây có thể không muốn cạnh tranh.
Đảng CPP cầm quyền gần đây đã vạch ra một cách tiếp cận linh hoạt trong chính sách đối ngoại. Kế hoạch này nhằm thích ứng với bối cảnh địa chính trị luôn thay đổi, được hình thành bởi những ảnh hưởng cạnh tranh của các cường quốc trên thế giới.
Chhay Sophal, người viết tiểu sử của ông Hun Manet, trao đổi với The Post rằng: sau khi đảm nhận vai trò chính thức của mình vào ngày 22/8, chính sách đối ngoại của ông Hun Manet sẽ tuân thủ chính sách CPP đã tuyên bố gần đây.
“Khi một thủ tướng mới lên nắm quyền và ông ấy thuộc CPP, ông ấy phải tuân theo đường lối của đảng. Chính sách đối ngoại của Campuchia là trung lập và không liên minh, liên kết, không khác với chính sách của chính phủ hiện tại” ông Chhay Sophal nói.
Ông nói thêm rằng: khi một cá nhân được giáo dục ở quốc gia nào, không phải tất cả kiến thức thu được sẽ áp dụng được ở một quốc gia khác. Các yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và truyền thống phải được tính đến.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Hoàng gia Campuchia, nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo được đào tạo cả trong nước và nước ngoài sẽ thu được kiến thức khoa học hướng dẫn công việc của họ. Tuy nhiên, nền giáo dục của họ, dù cơ bản hay nâng cao, không quyết định phương hướng chính sách của một quốc gia dựa trên quốc gia nơi họ theo học. Ông lưu ý rằng các lý thuyết hiệu quả và kiến thức khoa học chỉ được áp dụng khi chúng được áp dụng trong bối cảnh của Campuchia.
Tiến sĩ Kin Phea lưu ý Điều 53 của Hiến pháp Campuchia nêu rõ: Campuchia thực hiện chính sách đối ngoại trung lập, không liên kết, không xâm lược hoặc can thiệp công việc nội bộ nước khác.
“Cho dù ông Manet được giáo dục ở đâu, chính sách đối ngoại của Campuchia phải tập trung vào lợi ích chiến lược quốc gia. Điều này bao gồm bảo vệ hòa bình và an ninh, phát triển, nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế và phát huy vai trò khu vực và quốc tế của Campuchia”, ông nói.
Ông nói thêm rằng chính phủ cũng nên đặt mục tiêu nâng cao văn hóa và truyền thống của Campuchia trên trường quốc tế.
Trong các bài đăng trên mạng xã hội trước cuộc bầu cử ngày 23/7, ông Hun Manet nhấn mạnh rằng lãnh đạo một quốc gia đòi hỏi phải ưu tiên lợi ích quốc gia và đặt người dân làm trung tâm của mọi quyết định.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Sen Ngày 5/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch đảng CPP, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen. Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Hun Sen khẳng định các nhà lãnh đạo đảng CPP, Quốc hội, Chính phủ Campuchia trong thời gian tới, trong đó có Đại tướng, Tiến sĩ Hun Manet đã được đảng CPP giới thiệu làm ứng cử viên Thủ tướng sẽ tiếp tục giữ gìn, vun đắp quan hệ truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước ngày càng phát triển lên tầm cao mới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Campuchia tổ chức thành công tốt đẹp cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII, bảo đảm dân chủ, công bằng, tự do và đảng CPP đã giành thắng lợi to lớn, qua đó một lần nữa khẳng định vị thế và vai trò của đảng CPP dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch đảng CPP, Thủ tướng Hun Sen và sự tin cậy, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân dành cho đảng CPP. Tổng Bí thư đánh giá cao dưới sự lãnh đạo của đảng CPP do Samdech Techo Hun Sen đứng đầu, Campuchia đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng rằng, phát huy những thành quả đã đạt được, Quốc hội và Chính phủ mới của Campuchia do đảng CPP lãnh đạo và đứng đầu Chính phủ là ông Hun Manet đã được đảng CPP tín nhiệm giới thiệu sẽ tiếp tục giành nhiều thắng lợi mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia dưới sự lãnh đạo của đảng CPP và Chính phủ nhiệm kỳ mới, đánh giá cao sự đóng góp của Samdech Techo Hun Sen và các nhà lãnh đạo đảng CPP đối với quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua và mong rằng các thế hệ lãnh đạo của đảng CPP sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng nhau giữ gìn, vun đắp quan hệ song phương tốt đẹp và nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực theo các định hướng đã thống nhất. |
Việt Nam chúc mừng Campuchia tổ chức thành công bầu cử Quốc hội khóa VII |
Học giả Campuchia đề cao vai trò của Việt Nam trong củng cố đoàn kết nội khối |
Nguồn bài viết : Casino GMC Mui Ne