"Nhờ thông tin của đồng nghiệp Nga, một câu chuyện lịch sử oai hùng được sống lại" |
Tăng sức trẻ trong xây dựng quan hệ hữu nghị Việt - Nga |
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Phan Chí Hiếu dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài V.I Lênin. Ảnh: Đinh Hoà |
Trước Tượng đài V.I.Lênin, các hội viên Hội hữu nghị Việt - Nga đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I.Lênin - nhà lý luận chính trị kiệt xuất, vị lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới; người sáng lập Nhà nước Xô viết - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới và lãnh đạo nhân dân Liên Xô bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực...
Nhiều hội viên đã bày tỏ sự xúc động, tự hào khi lần đầu tham dự lễ dâng hoa tưởng nhớ lãnh tụ V.I.Lênin. “Ngày 16 và 17/7/1920, báo Nhân đạo (L’Humanite) của Đảng Xã hội Pháp đăng toàn văn “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc, nghiên cứu bản Luận cương và tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc”, ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Quỹ “Truyền thống và Hữu nghị” phát biểu.
Lãnh đạo cùng bạn bè Trung ương Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài V.I Lênin. Ảnh: Đinh Hoà |
Ông Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt-Nga cho biết: Tinh thần và tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga không ngừng được tiếp nối và phát huy, luôn có sức sống và đang được hiện thực hóa bằng quan hệ hữu nghị ngày càng phát triển toàn diện, sâu sắc giữa đất nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Liên bang Nga.
Lãnh đạo cùng bạn bè Trung ương Hội hữu nghị Việt - Nga chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Đinh Hoà |
Dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài V.I.Lenin trong những dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga là hoạt động thường niên được Trung ương Hội hữu nghị Việt - Nga tổ chức, thể hiện lòng thành kính tri ân sâu sắc tới nhà lãnh đạo, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới và thắng lợi của cuộc cách mạng lịch sử. |
Thêm cơ hội học tiếng Nga chuyên ngành tại Việt Nam Từ 16-18/10, nhiều khóa học tiếng Nga chuyên sâu đã được mở tại 5 trường đại học Việt Nam, tạo cơ hội trau dồi vốn tiếng Nga chuyên ngành cho giảng viên, sinh viên yêu thích ngôn ngữ Nga. Đây là kết quả từ chương trình hợp tác của các trường với Đại học Sư phạm Quốc gia Liên bang Nga mang tên A.I.Herzen (Đại học Herzen). |
Người mang Truyện Kiều đến với độc giả Nga Ông là nhà giáo ưu tú, dịch giả, nhà nghiên cứu về văn hóa và giáo dục Vũ Thế Khôi. Vẻ đẹp của ngôn từ, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tính cách và phong cách trữ tình – hiện thực của Nguyễn Du thể hiện qua kiệt tác Truyện Kiều đã được ông cùng nhóm dịch giả truyền tải đến độc giả Nga. Ở tuổi 85, ông vẫn nhiệt huyết với công việc nghiên cứu tiếng Nga và văn hoá Nga. |