Đối ngoại nhân dân là cầu nối hợp tác kinh tế, văn hóa, công nghệ... |
Lào Cai: 105 cây chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là di sản Việt Nam |
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
Theo đó, nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông. Trong cuộc sống thường ngày, khèn Mông luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông. Dịp lễ hội hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành, là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương…
Tiết mục múa khèn của người Mông thôn Bản Tát, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN). |
Tiếng khèn giúp họ kết đôi, xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Đặc biệt trong các nghi lễ, tín ngưỡng hay trong các lễ hội dân tộc, khèn là vật dụng linh thiêng không thể thiếu.
Để làm được một cây khèn ưng ý phải mất rất nhiều công đoạn. Khèn được chế tác bằng gỗ cùng 6 ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho 6 anh em tụ hợp trên cùng cây khèn, được xếp khéo léo, song song trên thân khèn.
Khèn có lưỡi gà làm bằng kim loại. Lưỡi gà được chế tác bằng đồng dát mỏng. Lưỡi gà kêu vang được gọi là “đồng hưởng.” Lưỡi gà đầu gắn hạt sáp lớn thì âm trầm, gắn hạt sáp nhỏ thì âm bổng. Làm được chiếc lưỡi gà ưng ý phải qua nhiều công đoạn và kỳ công trong chế tác.
Thanh gỗ được sấy khô cho hết tinh dầu và nhựa rồi được hơ qua hơ lại trên lửa, sau đó sấy ít nhất 2-3 tháng ở trên các bếp để ăn khói. Khèn Mông có 6 ống: ống dài nhất là 100cm, ống thứ hai dài 93cm, ống thứ ba 83cm, ống thứ tư 77cm, ống thứ năm là 72cm và ống thứ sáu là 54cm.
Một bài khèn kéo dài từ 15 - 30 phút. Những lúc nghỉ ngơi hay khi có người đến viếng, họ lại thổi một bài riêng cho phù hợp với hoàn cảnh. Khi thầy trống, thầy khèn múa thì người thân, cùng người đến dự đám tang cũng nhảy múa theo. Bởi người Mông quan niệm, nếu không có tiếng khèn linh hồn người chết sẽ không về được với tổ tiên.
Khèn Mông có hai loại. Loại có âm thanh bổng là khèn ngắn và loại có âm thanh cao là khèn dài.
Hiện nay, với sự phát triển và hội nhập giữa các nền văn hóa, các loại hình nhạc cụ dân tộc của đồng bào không chỉ đơn thuần đóng vai trò là một vật dụng riêng trong các gia đình mà còn trở thành một sản phẩm du lịch rất được ưa chuộng.
Giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông trên cao nguyên đá Đồng Văn đã góp phần vinh danh Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đầu tiên của Việt Nam (Ảnh: Báo Vietnamnet). |
Khèn Mông được bán ở chợ vùng cao, các gian giới thiệu và trưng bày sản phẩm. Một số gia đình của người Mông ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải làm khèn bán để tăng thu nhập. Từ những yếu tố đó cũng là cơ sở để nhiều loại hình nhạc cụ độc đáo của dân tộc trở thành phương tiện giao lưu văn hóa như sáo mũi của dân tộc Xa Phó, khèn Mông, khèn bè, pí pặp, pí ló, pí thiu (dân tộc Thái), đã làm cầu nối giữa các dân tộc trong các cuộc thi và hội diễn nghệ thuật quần chúng các cấp, đồng thời làm đẹp thêm cho một nền văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 43 DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum Theo thống kê, tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 54%, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ - Triêng, Gia Rai, Hrê, Brâu và Rơ Măm; toàn tỉnh có 503 thôn (làng) đồng bào DTTS tại chỗ. Bằng nhiều hình thức phù hợp, các cấp, các ngành của Kon Tum đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các DTTS trên địa bàn. |
Đi tìm truyền nhân tiếng khèn Mông xứ Nghệ Khi réo rắt, khoan thai; khi dồn dập, hào hùng; cũng có khi bi ai, luyến tiếc…; tiếng khèn với hàng chục làn điệu mang âm hưởng núi rừng, mang tâm tình, cốt cách của cộng đồng người Mông nơi miền biên viễn xứ Nghệ. Tiếng khèn đã có mặt từ những ngày dựng bản, lập mường, đã thành vật “bất ly thân” trong đời sống thường ngày của cộng đồng dân tộc này. |