Thư viện tài liệu

Hòa mình cùng lễ dâng y của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer

2024-12-21 13:19:01
Đặc sắc Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (lễ hội Cốm mới) của đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ

Ở mỗi chùa, lễ dâng y diễn ra trong 3 ngày, do phật tử tổ chức hoặc phật tử phối hợp nhà chùa tổ chức. Sau mỗi nơi, các sư sãi luân phiên đến chùa khác, tuần tự kéo dài trong 1 tháng.

Ngày đầu tiên, gia đình phật tử sửa soạn lễ vật, cúng cơm, không gian đón khách và các sư thật trang trọng. Ngày thứ 2 là ngày chính, từ sáng đến tối gia chủ thết đãi khách, tổ chức các nghi lễ truyền thống. Buổi tối, phật tử mời sư đến nhà tụng kinh ban phước và dâng các lễ vật.

Ngày cuối cùng là ngày bàn giao lễ vật và thực hiện nghi thức tại chùa. Với cộng đồng, đây cũng là ngày vui nhất. Người người cùng diện những bộ đồ truyền thống đẹp mắt, trang trọng hòa vào không khí của lễ.

Trong thời gian chờ đoàn dâng lễ vật từ nhà đến, bà con tụ tập khá sớm ở chùa, lễ phật, vui chơi. Lễ có rất nhiều ý nghĩa, được giải thích theo các góc độ khác nhau bởi những người nghiên cứu, nhà sư, người am hiểu trong văn hóa cộng đồng. Tựu chung, đây là dịp báo hiếu cho cha mẹ, rộng hơn là tất cả những người đã mất. Việc cộng đồng cùng tổ chức lễ, gắn phước cũng là nét đẹp trong đời sống đồng bào.

Âm thanh rộn ràng đến mỗi lúc gần hơn, thành phần chính của lễ dâng y cũng xuất hiện, tạo ấn tượng đủ cung bậc cảm xúc: Đẹp rực rỡ, trang nghiêm, vui như Tết… Quy mô của lễ dâng y ở mỗi nơi tùy thuộc điều kiện từng gia đình.

Các cư sĩ tại gia luôn chuẩn bị sẵn lễ vật đơn giản để đón đoàn dâng lễ

Trong chùa, nhạc ngũ âm là chủ đạo bầu không khí, rộn rã trong suốt thời gian diễn ra lễ. Bên ngoài chánh điện, phật tử không trực tiếp tổ chức lễ vẫn đến chùa, có không gian riêng để cúng phước.

Đoàn người tiến về chánh điện, là nơi thực hiện nghi thức cuối cùng của lễ dâng y. Trước khi vào bên trong, họ sẽ diễu hành quanh chánh điện 3 vòng, mang theo các lễ vật cúng dường.

Lễ vật là những món đồ, kinh phí được gửi cúng từ đêm trước tại gia đình phật tử, đa dạng từ món giá trị lớn đến đồ dùng thân thuộc, tùy theo điều kiện của phật tử. Trong đó, không bao giờ thiếu tượng Phật, áo cà sa.

Bằng sự thành tâm, họ còn gửi gắm tấm lòng, nguyện vọng, mong muốn bỏ hết những gì không mắn thuộc về cái cũ, dâng tặng sự tốt đẹp, mới mẻ để cộng đồng cùng hưởng phước tốt lành.

Thủ tục cúng dường bàn giao lễ vật lên chùa. Những phần việc sau đó, nhà chùa sẽ đảm nhận, thực hiện nghi thức theo quy định tôn giáo. Lễ dâng y tổ chức khá tốn kém, công phu, nhiều thủ tục. Vì vậy, kể cả những gia đình khá giả cũng cần 3-4 năm mới tổ chức lại một lần.

Lễ dâng y kéo dài trong 1 tháng, tính từ sau 3 tháng an cư kiết hạ, sau lễ Sen Dolta 2 tuần, đồng bào Khmer vùng bảy núi bắt đầu mùa lễ hội dâng y Kathina, cũng là lễ hội Phật giáo đặc trưng của hệ phái Nam tông.

Đồng bào Khmer tưng bừng đón lễ báo hiếu Sene Dolta
Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự ở Lai Châu

Top