Thư viện tài liệu

Độc đáo du xuân "lên rừng, xuống biển" tại xứ Thanh

2024-12-21 13:22:21
Thanh Hóa: đầu xuân trẩy hội Đền Nưa
Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, từng dòng người lại đổ về núi Nưa, thuộc thị trấn Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa để khai hội Đền Nưa - Am Tiên và tham gia lễ mở “cổng trời”, xin lộc, cầu an.
"Tết ấm áp, xuân yêu thương" dành cho các sinh viên Lào tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa và Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã tổ chức chương trình Xuân yêu thương cho các sinh viên Lào ở lại đón tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Điểm đến đầu tiên của hành trình chính là khu di tích Cửa Đặt thuộc huyện miền núi Thường Xuân. Nơi đây có đền thờ danh nhân Cầm Bá Thước và bà Chúa Thượng Ngàn nằm cạnh nhau tọa lạc trên một thế đất cao, bằng phẳng dưới chân núi Róc – nơi hợp lưu giữa hai con sông Chu và sông Đặt. Quần thể khu di tích vừa gắn liền với tín ngưỡng tâm linh, vừa là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút nhiều du khách đến dâng hương và thưởng ngoạn. Theo sử sách, danh nhân Cầm Bá Thước là người dân tộc Thái, tên Thái là Lò Cắm Pán, một trong những thủ lĩnh người dân tộc Thái lãnh đạo phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa vào cuối thế kỉ XIX.

Đền Quan Hoàng, trong hệ thống di tích tín ngưỡng thờ mẫu ở núi Nưa.

Bà chúa thượng ngàn (thường gọi là Mẫu Đệ Nhị) – vị thần cai quản vùng rừng núi theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tương truyền, Bà chúa thượng ngàn được thờ tại Khu di tích lịch sử - thắng cảnh Cửa Đặt chính là công chúa Ngọc Hoa, con gái thần Tản Viên. Bà là người có công lớn trong việc phò vua giúp nước, cứu dân, đã từng hiển linh giúp vua Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và giúp Lê Lợi hóa dữ thành lành khi bị giặc Minh truy đuổi. Để tưởng nhớ công ơn của bà Chúa Thượng Ngàn và vị anh hùng Cầm Bá Thước người dân địa phương đã lập hai ngôi đền để dâng hương tưởng niệm.

Mỗi khi đến với Cửa Đặt du khách thập phương luôn mang trong mình đầy cảm xúc. Bởi, nơi đây không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, mà còn là nơi du khách có dịp thưởng thức cảnh quan kỳ vĩ của miền sơn cước. Nơi có thủy điện Cửa Đặt với lòng hồ rộng hàng nghìn héc-ta, có đồi núi trập trùng và thưởng thức các món ăn dân dã, giàu bản sắc văn hóa của người Thái, người Mường, ngắm nhìn những tấm váy rực rỡ sắc màu được thêu thùa bởi những người phụ nữ khéo tay vùng bản địa; những điệu múa và giọng hát say đắm lòng người…

Mỗi năm có hàng nghìn du khách về Phủ Na, dâng hương....

Trong hành trình lên rừng xuống biển du khách không quên ghé thăm Phủ Na, thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh, nằm bên dưới chân núi Nưa (nơi danh tướng Triệu Thị Trinh dấy binh đánh tan quân Đông Ngô xâm lược). Đây là nơi có phong cảnh đẹp, thơ mộng, có khe suối, có rừng thông, có căn cứ địa cách mạng của thời kháng chiến… tạo nên một Phủ Na đẹp như tranh vẽ và là một trong số những tâm điểm sinh hoạt tín ngưỡng của xứ Thanh.

Du khách đến với Phủ Na là đến với cả hệ thống di tích tín ngưỡng thờ đạo Mẫu trong không gian liền kề từ thấp đến cao của chân sườn núi Nưa bao gồm: Đền Trình, đền Đức Ông, đền Quan Hoàng, đền Mẫu (tức Phủ Na), đền Cô Chín, miếu thờ chúa Thượng Ngàn, Nơi thờ thánh Tản Viên. Trong hệ thống 7 nơi thờ thần vừa nêu trên thì đền Mẫu là nơi đền chính – trung tâm hành lễ tín ngưỡng, từ mở cửa đền, tế lễ, xuất phát, tập trung, diễn xướng hát văn cho đến hầu bóng… chủ yếu là ở đây. Du khách đến với Phủ Na để dâng hương cầu may mắn, bình an, mùa màng tươi tốt, thưởng ngoạn cảnh vật.

... cầu may.

Khi đã đến Phủ Na, du khách không thể bỏ qua khu di tích đền Nưa - Am Tiên, khu đền gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và những chuyện kỳ bí. Đền Am Tiên nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Ngàn Nưa, cách mặt nước biển khoảng hơn 500m. Ở trên cao nhìn xuống, du khách sẽ được ngắm nhìn những dãy núi chập trùng hùng vĩ.

Lễ hội chính đền Nưa - Am Tiên vào 18-20 tháng Giêng âm lịch hằng năm, còn ngày 9 tháng Giêng âm lịch là ngày “mở cổng trời”, nơi có huyệt đạo thiêng. Theo cách gọi của các nhà phong thủy thì nơi đây là điểm hội tụ giao hòa của đất và trời, tất cả linh khí của trời đất sẽ được hội tụ tại huyệt đạo thiêng này. Huyệt đạo ở đây là một khoảng đất rộng, bán kính khoảng 21m. Người dân quan niệm, khi lên đến huyệt đạo, nữ nên đi 9 vòng, nam thì 7 vòng xung quanh huyệt. Khi đi thì mọi suy nghĩ, lo toan hãy gạt bỏ sau lưng, vừa đi vừa cầu khấn cho mình được bình an, may mắn, sẽ giúp tinh thần sảng khoái, thư thái.

Đền Độc Cước là chốn dừng chân cuối cùng trong chuyến du xuân "lên rừng, xuống biển" của người dân.

Sau khi ghé thăm Cửa Đặt, Phủ Na, Đền Nưa-Am Tiên, du khách sẽ xuôi về Sầm Sơn đến với đền Độc Cước.

Truyền thuyết nơi đây kể lại rằng: Xưa kia, nạn hồng thủy xảy ra, có một người đàn bà mang thai bị lũ cuốn trôi, dạt về vùng biển Sầm Sơn. Dân trong vùng thấy thế liền đắp cho bà ngôi mộ cao nhưng cái thai trong bụng vẫn còn sống. Một thời gian sau đứa bé trong bụng tự chui ra và được người trong làng bao bọc, nuôi nấng. Cậu bé lớn nhanh và có sức khỏe phi thường. Đến một ngày có loài thủy quái xuất hiện quấy nhiễu làm hại dân lành, chàng trai đã ra sức diệt trừ quỷ dữ. Nhưng chàng đuổi chúng đi, chúng lại quấy phá ngoài biển khơi, chàng ra biển khơi chúng lại vào đất liền. Vì vậy chàng trai đã xẻ đôi thân mình, một nửa canh dưới biển, một nửa ở đất liền để bảo vệ dân chài.

Sau này, người dân nơi đây suy tôn chàng là Thần Độc Cước (thần một chân) và lập đền thờ. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử nhiều lần ngôi đền đã được trùng tu song vẫn giữ dáng vẻ cổ kính. Ngôi đền không chỉ linh thiêng mà còn là danh thắng đẹp của Sầm Sơn thu hút khách thập phương tới dâng hương, thưởng lãm.

Thanh Hóa là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử, đền chùa, miếu mạo, xứng đáng là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách thập phương, nhất là mỗi độ xuân về.

Độc đáo ngồi thuyền rước nước trong ngày khai xuân chùa Tam Chúc
Ngày12/2 (tức 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần), chùa Tam Chúc long trọng tổ chức Lễ Khai xuân, cầu quốc thái dân an, không tổ chức lễ hội. Nhiều nghi thức tâm linh diễn ra trong không khí đậm đặc sắc xuân và trang nghiêm.
Độc đáo lễ đuổi ma của người Phù Lá
Lễ đuổi ma là một trong hai lễ hội cộng đồng lớn nhất trong năm và là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống người Phù Lá ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Những phiên chợ độc đáo cầu may mắn, bình an đầu năm mới
Đi chợ ngày đầu Xuân là một phong tục đẹp của người Việt từ thời xa xưa truyền lại để cầu một năm mới nhiều tài lộc, may mắn, bình an.
Top