Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới? Dân tộc nào có họ tên là các loài động thực vật? |
(Ảnh: Thanh Niên) |
Người xưa có câu "đầu xuôi đuôi lọt", hàm ý những gì mà bước đầu gặp thuận lợi thì hứa hẹn những bước sau cũng trôi chảy tốt đẹp. Nói vậy để hiểu rằng từ xa xưa, người Việt luôn coi trọng sự bắt đầu và luôn đề cao sự chuẩn bị nghiêm túc khi khởi sự bất cứ công việc gì.
Những người kinh doanh buôn bán cũng không ngoại lệ. Họ không những chọn ngày mở hàng đầu năm, mà cả đầu tháng, đầu tuần, từng ngày còn phải để ý đến chuyện mở hàng. Với dân buôn bán thì mở hàng vào lúc nào”, bán cho ai “nhẹ vía” để cả ngày bán đắt hàng luôn là điều họ quan tâm nhất. Bởi nhắc đến nghề buôn bán, người ta thường hay nói đến “cái duyên”. Có hai cửa hàng giống hệt nhau, đặt cạnh nhau, cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng sẽ luôn có một cửa hàng đông khách hơn cửa hàng còn lại, thậm chí một cửa hàng còn phải chịu cảnh chẳng khách nào ngó tới.
Tục lệ bán mở hàng đã có từ rất lâu, gần như ngay khi có sự xuất hiện của buôn bán nhỏ lẻ, trao đổi hàng hóa là đã có tục lệ này. Khi bán mở hàng, người chủ gửi gắm vào đó mong ước một ngày hanh thông thuận lợi, buôn may bán đắt, lời lãi nhiều, lợi lộc lớn.
Có nhiều chủ cửa hàng cẩn thận tìm một người khách để nhờ họ đến mua lấy may vào đúng ngày mở hàng. Còn nếu không nhờ trước, thì những người kinh doanh sẽ rất để ý tới người đầu tiên đến mua hàng của họ. Họ sẽ tiếp đón với thái độ niềm nở, tư vấn nhiệt tình, bán rẻ hơn bình thường để cả hai đều vui vẻ. Tuy nhiên cũng có nhiều khách “vô tư”, không để ý tới tục lệ này, đi mua hàng vào sáng sớm, mặc cả tới lui, cuối cùng không mua mà bỏ đi. Nếu gặp tình cảnh này, người bán hàng sẽ rất lo lắng, bởi mở hàng mà gặp phải người mua chậm chạp, tính toán, rất dễ hôm nay sẽ là một ngày “ế”.
Nhiều tiểu thương một phần vì quá lo lắng, một phần vì không hiểu sâu xa về tục “mở hàng”, nên có những lời lẽ, hành động tiêu cực với người mở hàng làm phật ý họ. Nhiều tiểu thương không chờ người khách mở hàng đi đã vội “đốt vía”, miệng lẩm bẩm chửi rủa. Đây là điều hoàn toàn không nên bởi nếu làm như vậy, chính người bán hàng mới là người “nặng vía” nhất.
Tục bán mở hàng cũng như nhiều phong tục dân gian khác của Việt Nam, luôn có ý nghĩa ban đầu là hướng đến những điều tốt đẹp. Bán mở hàng mà vui vẻ nhanh chóng thì cũng giống như việc khởi đầu ngày mới với nhiều năng lượng tích cực. Đó là niềm tin rất dân gian. Niềm tin đó sẽ mãi trong sáng, đẹp đẽ nếu như người kinh doanh buôn bán luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, phục vụ khách hàng những sản phẩm chất lượng, giá thành không bị thổi phồng quá mức. Nếu như vậy, thì ngày nào cũng là ngày mở hàng may mắn và hanh thông.
Xem thêm:
"Tóc thề" là mái tóc như thế nào? "Tóc thề" gợi sự liên tưởng đến sự thủy chung, son sắt. Có lẽ vì từ "thề" trong "tóc thề" đồng âm với "thề hẹn". ... |
Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ... |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |