Thạc sỹ Đại học Havard: Phát triển “thói quen học” để giỏi ngoại ngữ

2025-01-17 20:38:19

Chị Hiền là thạc sỹ Báo chí, Quản lý tại Đại học Tổng hợp Columbia và Đại học Harvard (Mỹ). Nhiều năm, chị giữ vai trò phóng viên tại hãng thông tấn AP và Bloomberg. Chị cũng từng là cố vấn Quản lý công, Văn phòng thị trưởng Micheal Bloomberg, TP. New York, Mỹ.

Chủ động học từ những người xung quanh

Một trong những bí quyết chị Hiền đúc rút từ việc học tiếng Anh của mình là muốn giỏi bạn nên phát triển một “thói quen học”. Bởi vì khi có thói quen rồi, việc học lập tức sẽ tự nhiên diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ và bạn sẽ không cần phải ngồi vào bàn mới học được.

Điều này rất quan trọng cho học ngoại ngữ vì theo chị, học một ngôn ngữ ở ngoài đời tốt hơn học trên sách vở. Cái hay nữa của thói quen học là bạn có thể áp dụng cho việc học bất cứ ngôn ngữ nào chứ không chỉ tiếng Anh.

Theo chị Đào Thu Hiền, muốn học tốt ngoại ngữ cần phát triển "thói quen học".

“Trong thực tế rất nhiều người trong chúng ta thường học ngoại ngữ một cách thụ động: bạn đăng ký một khóa học, đến lớp đều đặn và học hết mọi thứ trong sách, làm bài theo lời cô giáo dặn. Cái mà ít người làm là biến tiếng Anh thành một kiến thức chủ động, một phần của cuộc sống hàng ngày mà chúng ta thu thập và sử dụng bất kỳ lúc nào có thể và ở mọi nơi”, chị nói.

Theo cựu phóng viên AP, ta cần chủ động học tiếng Anh từ những người xung quanh: “Nếu các bạn không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài thì học từ những người khác thạo tiếng Anh hơn mình, hoặc cùng có sở thích học. Học từ những người phát ngôn viên chương trình tiếng Anh trên đài và tivi. Học từ người phiên dịch cho một đoàn khách nước ngoài mà bạn tình cờ gặp. Học từ một khách du lịch nước ngoài hỏi đường.

Nói tóm lại, bất kỳ ai giỏi tiếng Anh hơn bạn đều có thể trở thành một “trường học”. Nếu tranh thủ được các cơ hội này, bạn sẽ không chỉ hạn chế việc học tiếng Anh vào giờ lên lớp buổi tối, khi thầy cô giáo của mình yêu cầu mở vở và đọc theo họ”.

Ta cũng cần chủ động học tiếng Anh từ những người có vốn ngoại ngữ thành thạo hơn ở xung quanh mình.

Thạc sỹ Đại học Havard cho rằng, trước khi bắt tay vào học, mỗi người nên xác định một mục tiêu thật cụ thể: học để làm gì, muốn đạt được kết quả thế nào, và sau bao lâu? Ví dụ đơn giản nhất là: “Tôi học để thi được bằng IELTS 5.5 trong vòng 6 tháng tới” hay “Tôi sẽ thi TOEIC vào tháng 1/2016 và tôi nhằm điểm 700”.

Kể cả không cần có chứng chỉ này, thì việc dùng kỳ thi và mức điểm đó làm mục tiêu sẽ giúp tạo động lực và áp lực - cái mà bạn cần để có kỷ luật khi học.

Tập thói quen ghi chép

Khi học ngôn ngữ ở thời trẻ thơ chúng ta chẳng ghi chép gì mà vẫn nhớ. Nhưng khi lớn rồi, đầu óc chúng ta luôn thu thập thông tin và phải quên kiến thức cũ thì mới có chỗ cho kiến thức mới. Hơn nữa, nhiều người học bằng hình ảnh, nên khi nhìn vào từ sẽ nhớ lâu hơn là chỉ nghe không… Lời khuyên của chị Đào Thu Hiền là, khi nghe trong khi học hoặc trong cuộc sống hàng ngày (xem phim, nghe đài), ta nên tập thói quen ghi chép.

“Tôi làm phóng viên nhiều năm nên ghi chép là thói quen nghề nghiệp. Song nếu bạn chưa làm việc này, tôi gợi ý bạn mang theo mình cuốn sổ tay nhỏ, thấy từ gì mới và hay ghi lại. Bạn có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác cách đọc khi có dịp.

Bạn cho rằng, việc ghi chép khó khăn nếu chúng ta không biết hết từ. Điều đó đúng, nhưng chỉ cần ghi lại từ đó theo cách phát âm mà bạn đoán thôi thì khi hỏi người khác cũng dễ nhớ hơn”, cựu phóng viên chia sẻ.

Chị cũng cho rằng, người học cần rèn luyện thói quen ghi chép.

Bên cạnh đó, theo chị Hiền, muốn thành thạo tiếng Anh, bạn phải nói; kể cả những câu đơn giản và nói ngay từ khi mới học.

CEO Rockit Online kể: “Bạn đừng mơ tưởng là bạn sẽ học tốt ngữ pháp, biết nhiều từ hay tăng kỹ năng đọc và nghe rồi tự nhiên một ngày nào đó bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh một cách vô tư.

Tôi có quen một anh hiện làm CEO của một doanh nghiệp rất thành công. Anh bắt đầu học tiếng Anh lúc gần 30 tuổi, tập trung rất nhiều vào ngữ pháp, từ vựng. Sau đó, anh lao vào luyện thi TOEFL để đi du học và hoàn thành bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh.

Nhưng cách học cấp tốc, không chú trọng vào phát âm và nói làm cho anh ấy gặp rất nhiều khó khăn về giao tiếp khi ra nước ngoài. Cụ thể là, khi anh nói, nhiều người nghe không hiểu, rồi hỏi lại. Họ chỉ hơi tỏ ra thiếu kiên nhẫn là anh bối rối và càng không nói được.

"Nếu có cơ hội giao tiếp trực tiếp với người bản xứ, đừng ngồi nghe một cách thụ động

và để mất cơ hội học quý giá này", thạc sỹ Havard khẳng định.

Vì thế, sau khi hoàn thành bằng thạc sỹ, anh dành 6 tháng sang Canada chỉ để học phát âm và nói. Kết quả là, anh ấy nói chuẩn, tự tin và giao tiếp hiệu quả hơn rất nhiều”.

“Khi giao tiếp với người nước ngoài, ta cũng không ngại hỏi, kể cả câu “ngớ ngẩn”. Nếu bạn không biết một từ đánh vần thế nào (tên riêng chẳng hạn), bạn luôn có thể hỏi: “How do you spell that?”. Không nên đoán mò. Khi bạn hỏi, người nói có thể sẽ nhắc lại hoặc thay đổi cách diễn đạt để giúp bạn hiểu dễ hơn. Họ cũng sẽ đưa thêm thông tin vào để giải thích. Vì vậy, nếu có cơ hội giao tiếp trực tiếp với người bản xứ, đừng ngồi nghe một cách thụ động và để mất cơ hội học quý giá này”, cựu phóng viên AP khẳng định.

An Vinh

Nguồn bài viết : Live Casino

Top