Việt Nam đã triển khai 60 nhiệm vụ cụ thể về di cư |
Nghị viện châu Âu đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn |
Các nước này đề xuất đẩy nhanh tốc độ kiểm tra những người di cư không có giấy tờ tùy thân, thành lập các trung tâm giam giữ mới ở khu vực biên giới và trục xuất nhanh hơn những người xin tị nạn bị từ chối.
Các nước cũng đề xuất đưa ra các cơ chế nhằm phát hiện, chặn bắt hoặc cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp những người di cư trên biển và đưa họ đến một nơi an toàn được xác định trước tại một quốc gia đối tác bên ngoài EU.
Một chiếc xuồng bơm hơi chở người di cư đang tiến về phía Anh ở eo biển Manche, Anh, ngày 4/5/2024. (Ảnh: Reuters) |
15 quốc gia thành viên EU cho rằng nên đơn giản hóa việc đưa những người xin tị nạn đến các nước thứ ba trong khi chờ đợi việc xem xét yêu cầu xin bảo vệ của họ. Thư kêu gọi đánh giá lại khái niệm về "quốc gia thứ ba an toàn" trong luật tị nạn của EU. Theo luật pháp EU, những người đến khối này mà không có giấy tờ có thể được gửi đến một nước thứ ba, nơi họ có thể xin tị nạn - miễn là quốc gia đó được coi là an toàn và người xin tị nạn có mối liên hệ thực sự với quốc gia đó.
15 quốc gia kêu gọi EU ký thỏa thuận với các nước thứ ba nằm dọc theo các tuyến di cư chính, tương tự như thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Những nước ký vào bức thư gồm: Áo, Bulgaria, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Italy, Latvia, Litva, Malta, Hà Lan, Ba Lan và Romania.
Trong một diễn biến liên quan, EU đã chính thức thông qua Hiệp ước mới về di cư và tị nạn, bất chấp sự phản đối của Hungary và Ba Lan. Với các biện pháp cứng rắn và yêu cầu sự chia sẻ trách nhiệm cao hơn của các nước thành viên, cuộc cải tổ này được giới chức EU kỳ vọng giúp giải quyết hiệu quả bài toán di cư hóc búa, vốn gây chia rẽ sâu sắc trong khối suốt nhiều năm nay.
Nhấn mạnh tiêu chí đoàn kết và trách nhiệm, Hiệp ước mới là một bộ gồm 10 công cụ, được thiết kế nhằm đạt được sự cân bằng giữa việc kiểm soát biên giới và tăng tình đoàn kết trong tiếp nhận người di cư tại châu Âu, nhưng triết lý tổng thể vẫn là các quốc gia nhập cảnh chịu trách nhiệm phần lớn việc tiếp nhận.
Năm 2023, EU đã nhận được 1,14 triệu đơn xin bảo hộ quốc tế, mức cao nhất trong 7 năm qua, trong khi khoảng 380.000 người đã cố gắng vào lục địa già một cách bất hợp pháp, tăng 17% so với năm 2022.
IOM đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận về di cư |
Các nước dành hơn 2,2 tỷ USD giải quyết vấn đề người tị nạn |
Nguồn bài viết : Athena Bridge & Poker