Trình diễn thơ, sáo, kịch giấy của Việt Nam - Nhật Bản |
Quảng bá du lịch Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản |
Sân khấu kịch Kabuki mang đậm nét nghệ thuật trình diễn tinh xảo. Những nghệ nhân khoác lên mình những bộ trang phục đầy sắc màu, trang điểm bắt mắt và đội lên đầu những bộ tóc giả kỳ dị. Các chuyển động được cách điệu để truyền đạt ý nghĩa tới khán giả. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiếng Nhật cổ vô cùng khó hiểu, kể cả với người Nhật.
Những dụng cụ hỗ trợ sân khấu ví dụ như các bệ quay hay cửa sập giúp những người biểu diễn thay đổi phục trang nhanh chóng giữa các phân cảnh. Nó cũng giúp những nhân vật biến mất cùng xuất hiện một cách kỳ diệu trước mắt khán giả. Bầu không khí kịch còn có thêm nhạc sống được biểu diễn bằng những nhạc cụ truyền thống. Những yếu tố này được kết hợp một cách hoàn hảo để tạo ra một buổi diễn đầy huyền bí và thành công.
Cuối thế kỷ 16, khi mà thời kỳ chiến tranh kết thúc, người Nhật bắt đầu tạo ra một loạt các loại hình nghệ thuật biểu diễn mới. Một trong những nghệ thuật trở nên phổ biến đó là furyuodori, trong đó những người biểu diễn mặc trang phục và nhảy cùng nhau thành một vòng tròn.
Nghệ sĩ nhí diễn kịch sân khấu Kabuki tại Nagahama. (Ảnh: Lens on Japan / Creative Commons) |
Sau đó, khi thời kỳ Edo bắt đầu, nghệ thuật sân khấu kabuki-odori do Okuni - một người phụ nữ tự xưng là vu nữ từ đền thờ Izumo Taisha tại Shimane - trở nên cực kỳ nổi tiếng ở kinh đô Kyoto. Kabuki-odori là một điệu nhảy thịnh hành vào thời kỳ đó. Những nghệ sĩ diện những trang phục khác thường và nhảy những vũ điệu kỳ lạ.
Nghệ thuật này kết hợp những điệu nhảy cùng âm nhạc để diễn cảnh những nghệ sĩ nữ ăn mặc như nam giới đến các phòng trà và vui đùa với những người phụ nữ khác. Nó thu hút đông đảo người xem trên cả đất nước và khán giả không chỉ bao gồm những người dân thường, mà cả các chiến binh samurai cùng giới quý tộc.
Khi nghệ thuật kabuki-odori trở nên phổ biến hơn, một nhóm những nữ nghệ sĩ bắt chước điệu nhảy truyền thống lần lượt xuất hiện. Những onna-kabuki (những nghệ sĩ nữ biểu diễn kabuki) sử dụng thêm một nhạc cụ gọi là shamisen (một loại đàn 3 dây của Nhật) khi biểu diễn. Những màn diễn kịch trở nên nổi tiếng không chỉ tại Kyoto mà còn ở Edo (Tokyo ngày nay), Osaka và những nơi khác khắp Nhật Bản.
Ảnh: Flicker. |
Onna-kabuki đã gây ra một cơn sốt tại xứ sở hoa đào, dẫn tới những cuộc ẩu đả gay gắt giữa những khán giả nam. Điều này khiến Mạc phủ thực thi các quy định nghiêm ngặt hơn đối với các buổi biểu diễn và ban lệnh cấm onna-kabuki với lý do làm băng hoại đạo đức xã hội.
Điều này giúp wakashu-kabuki (chỉ những nghệ sĩ nam biểu diễn kabuki) có cơ hội được lên ngôi. Mặc dù loại hình Kabuki này đặc biệt hơn với các động tác nhào lộn khác hoàn toàn với onna-kabuki, các màn diễn vẫn tôn lên nét đẹp hình thể của những nam nghệ sĩ trẻ. Vậy nên, các quan chức quyết định cấm nó vĩnh viễn.
Đối diện với những lệnh cấm, những nghệ sĩ sân khấu Kabuki bắt đầu tìm kiếm một phong cách biểu diễn mới sử dụng nam giới trưởng thành. Điều này dẫn đến sự phát triển của yaro-kabuki với những nam nghệ sĩ cạo trọc đầu để thể hiện tuổi tác của họ. Những buổi diễn thật sự bao gồm những vở kịch hát và khiêu vũ kể lại những câu chuyện kịch tính, đòi hỏi độ điêu luyện cùng tay nghề nghệ sĩ cao hơn trước đây.
Trang phục Kabuki tại Bảo tàng Edo Tokyo. (Ảnh: Susann Schuster) |
Trong kịch Kabuki có ba loại nhân vật điển hình là Tachiyaku (nhân vật nam trẻ, tốt bụng), Katakiyaku (kẻ xấu chuyên làm điều ác) và Onnagata (nhân vật nữ). Mỗi nhân vật dựa vào màu sắc riêng để thể hiện các tính cách khác nhau như: màu đỏ tượng trưng cho sự giận dữ, lòng đam mê; màu xanh hoặc đen là biểu tượng của kẻ ác, xanh da trời là các thế lực siêu nhiên và màu tím là sự cao quý.
Trang phục được sử dụng trong kịch Kabuki là những chiếc Kimono cho phụ nữ được vẽ, thêu, hoặc in hoa văn, còn nam giới sẽ là các trang phục chiến trận. Màu sắc, chi tiết trên trang phục cũng thể hiện được tính cách phức tạp, có chiều sâu hoặc tầng lớp xã hội của nhân vật.
Những khách tới xem kịch Kabuki có thể ăn mặc bình thường, không cần kiểu cách hay sang trọng. Trong ngày đầu tiên diễn kịch, phái nữ ngồi tại khán đài có thể diện những bộ kimono truyền thống trang trọng.
Ảnh: Dayna Hannah/ All Japan Tours |
Ngày nay, các vở kịch Kabuki được biểu diễn chọn lọc tại các rạp kiến trúc kiểu Tây Âu hiện đại. Buổi diễn trong ngày thường được chia thành hai hoặc ba phân đoạn (một vào đầu giờ chiều và một vào buổi tối), và mỗi phân đoạn lại được chia thành các tiết mục nhỏ.
Minh Châu (theo Japan Guide, Japan Arts Council)
Giới thiệu về hài kịch truyền thống Kyogen, Nhật Bản Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tổ chức chương trình hài kịch truyền thống Kyogen từ ngày 10-12/5, tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. |
Khán giả Hà Nội thưởng thức hài kịch 650 năm tuổi của Nhật Bản Thông qua chương trình biểu diễn hài kịch truyền thống Kyogen tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hai nghệ sĩ Ogasawara Tadashi và Ogasawara Hiroaki đã giới thiệu đến người dân thủ đô Hà Nội một trong những nét văn hóa đặc sắc, lâu đời bậc nhất của xứ sở hoa anh đào. |
Nguồn bài viết : LỊCH THI ĐẤU BÓNG ĐÁ