Việt Nam cam kết cùng thế giới giải quyết vấn đề an ninh lương thực |
Việt Nam tích cực tham gia giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực và cứu trợ nhân đạo |
Phiên họp lần thứ 43 này diễn ra từ ngày 1 – 7/7 với Chương trình bầu Tổng Giám đốc FAO nhiệm kỳ 2023-2027 và các hội nghị bàn tròn cấp cao xoay quanh chủ đề quản lý tổng hợp tài nguyên.
Phiên họp có sự tham dự của 2 Phó Thủ tướng và khoảng 120 Bộ trưởng, Thứ trưởng của các nước thành viên. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng, Đại diện thường trực của Việt Nam tại FAO, đứng đầu cùng đại diện các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch đầu tư và Tài chính.
Đại sứ Dương Hải Hưng phát biểu tại phiên họp toàn thể của FAO (Ảnh: TTXVN). |
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Đại sứ Dương Hải Hưng chiều ngày 5/7 đã có bài phát biểu nêu những đề xuất của Việt Nam nhằm thực hiện chương trình Chuyển đổi hệ thống lương thực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
Thứ nhất, hỗ trợ các nước thực hiện Khung chương trình quốc gia và chuyển đổi hệ thống nông nghiệp - lương thực theo hướng thích ứng, toàn diện và bền vững. Cần tập trung giảm thất thoát, lãng phí, thúc đẩy thương mại điện tử để truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng… Việt Nam mong muốn hợp tác với tất cả các bên liên quan để thúc đẩy thương mại nông sản làm cơ sở nền tảng cho an ninh lương thực khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nông nghiệp xanh và kỹ thuật số trong nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới thực phẩm ở Đông Nam Á và sẽ tiếp tục tích cực tham gia các sáng kiến đổi mới, toàn diện, kỹ thuật số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ ba, thúc đẩy sự phối hợp và chia sẻ thông tin trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nước, bao gồm tài nguyên nước xuyên biên giới, tài nguyên biển và hợp tác Nam - Nam. Tăng cường hợp tác, hỗ trợ tích cực thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Khung Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai để hợp tác xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai, nâng cao tính bền vững và khả năng chống chịu với thiên tai, đặc biệt chú trọng quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng và nông thôn bền vững phát triển.
Về những nỗ lực của Việt Nam, Đại sứ Dương Hải Hưng nêu rõ nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực là một trong những trụ cột của Chiến lược Phát triển Kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, ít phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với cải thiện sinh kế cho người dân ở nông thôn.
FAO đã xây dựng Chương trình Hợp tác Quốc gia với Việt Nam cho giai đoạn 2022 - 2026, tập trung vào 4 nội dung ưu tiên: Một Sức khỏe (One Health); Ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường, quản lý tài nguyên; An toàn thực phẩm, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sinh kế công bằng cho tất cả mọi người; Quản trị, giới và người khuyết tật. Chương trình Hợp tác Quốc gia giai đoạn 2022 - 2026 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và phù hợp với Khung hợp tác phát triển bền vững của Liên hợp quốc giai đoạn 2022 - 2026. |
Việt Nam - châu Phi: dư địa lớn trong hợp tác nông nghiệp, an ninh lương thực, chuyển đổi số "Hợp tác kinh tế, đầu tư của Việt Nam và các quốc gia châu Phi ngày càng được mở rộng, dư địa để hai bên tiếp tục hợp tác còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực, chuyển đổi số…" đó là nhận định của Đại sứ Việt Nam tại Algeria Trần Quốc Khánh khi tham dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại châu Phi lần thứ 9. |
Ghi nhận nhiều đề xuất, giải pháp của các doanh nghiệp công nghệ tại Industry 4.0 Bên cạnh phiên toàn thể cấp cao, tại các phiên chuyên đề và bên lề sự kiện Industry 4.0 Summit, nhiều ý kiến, góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ đã được đưa ra, thu hút được không ít sự quan tâm, phản biện của những người tham dự... |