Thư viện tài liệu

Cựu binh Mỹ và sứ mệnh cuộc đời sau hơn nửa thế kỷ

2024-12-20 20:01:15
Cựu chiến binh Lào và những ký ức không thể nào quên
Nhiều thập kỷ đã trôi qua, các cựu chiến binh Lào từng sát cánh với bộ đội tình nguyện và chuyên gia tình nguyện Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào.
Phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại nhân dân trong gìn giữ hòa bình
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, đối ngoại nhân dân có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tình hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, giữ vững môi trường hòa bình. Đối ngoại nhân dân cần nhanh chóng thay đổi về cách tiếp cận, rà soát hệ thống đối tác, xây dựng quan hệ với các đối tác mới; có những đóng góp rõ nét, nổi bật hơn, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ông Peter đã giữ cuốn sổ trong suốt 56 năm qua. Việc trao trả kỷ vật này cho người lính hoặc thân nhân của người lính đó đối với ông là một sứ mệnh vì điều này sẽ là sự khép lại không chỉ cho gia đình người liệt sỹ mà cho chính hành trình của ông.

Cuốn sổ tay được ông Peter Mathews cất giữ trong 56 năm.

Ông Peter Mathews sống trong một ngôi nhà nhỏ ấm cúng ở thành phố Bergenfield thuộc bang New Jersey. Người đàn ông giản dị ở tuổi gần 80 nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và rất hiếu khách. Tiếp phóng viên, ông Peter sắp xếp gọn gàng trên bàn cuốn sổ tay mà ông từng tìm thấy ở Việt Nam và cất giữ hơn nửa thế kỷ cùng với những bài báo, thông tin liên quan. Mỗi lần cầm trên tay cuốn sổ, mọi cảm xúc và kỷ niệm lại ùa về và khiến ông Peter không khỏi xúc động.

Ông Peter chia sẻ câu chuyện của mình với phóng viên VOV.VN

Chậm rãi giở từng trang giấy của cuốn sổ, ông Peter bồi hồi nhớ lại: “Lúc đó chúng tôi đang ở trên đỉnh đồi 724, chỉ cách Đắc Tô vài dặm. Nhiệm vụ của chúng tôi là thay thế một đơn vị khác ở đó. Chúng tôi đã ở đó khoảng 4-5 đêm. Khi giao tranh ở khu vực đó đã ngừng, chúng tôi đi xuống dưới chân đồi và đếm quân số đã thiệt mạng. Tôi nhìn thấy có 4-5 ba lô rải rác và không ba lô nào gắn với ai cả. Xung quanh có một số người chết. Với những ba lô như vậy, chúng tôi thường tìm kiếm các tài liệu và thông tin quân sự. Tôi đã mở một ba lô ra và tìm thấy một cuốn sổ nhỏ và tôi cho rằng những thông tin bên trong không liên quan gì tới quân sự cả. Cuốn sổ đó có những hình vẽ rất đẹp, nét chữ viết tay cũng rất đẹp. Lúc đó tôi cho rằng mình có giao nộp cuốn sổ này thì cũng không có giá trị gì về mặt quân sự. Lúc đó tôi không nghĩ ngợi nhiều mà quyết định giữ lại cuốn sổ vì tôi trân trọng nét đẹp trong đó. Khi đó tôi đã hy vọng rằng mình sẽ tìm ra chủ nhân của cuốn sổ này vì lúc đó tôi không nhìn thấy có ai chết bên cạnh cả và cuốn sổ này cũng không nằm trong người ai cả khi tôi tìm thấy nó. Tôi cũng không chắc chắn 100% rằng người đó đã chết. Mục đích của tôi chỉ là trao trả lại cuốn sổ đó và đó là lý do vì sao tôi mang nó theo mình”.

Ông Peter cùng cuốn sổ tay và những bài báo, thông tin liên quan tại nhà riêng.

Sau khi trở về Mỹ và giải ngũ, ông Peter đã có những khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống và cũng trải qua hội chứng chiến tranh như nhiều cựu binh khác. Chính vì vậy ông đã cất mọi huân chương, quân phục và cuốn sổ vào hộp và cố quên đi mọi thứ.

Thời gian gần trôi, giờ đã ở tuổi gần 80, ông Peter cảm thấy đã tới thời điểm cần chia sẻ nhiều hơn và không thể trì hoãn việc trao trả lại cuốn sổ cho người lính hoặc thân nhân của người đó ở Việt Nam. Đối với ông Peter, sang Việt Nam và trao tận tay cho họ cuốn sổ không chỉ là ước nguyện mà còn là sứ mệnh của cuộc đời ông, điều sẽ khiến ông thanh thản.

“Tôi làm một số việc cho một người cách nhà không xa và lúc đó tôi đến văn phòng để nhận tiền công. Tôi thấy người đó có một chiếc nón lá và một vài đồ vật của Việt Nam. Người đó giải thích cho tôi rằng anh ta có nhận hai trẻ em Việt Nam làm con nuôi và đã từng tới Việt Nam một số lần. Tôi quyết định mang cuốn sổ đó tới chỗ anh ta và anh ấy cho rằng tôi cần phải làm điều gì đó với cuốn sổ này. Anh ấy có một vài người bạn ở khu vực Boston là người Việt Nam và chúng tôi đã gửi cho họ một số bức ảnh của cuốn sổ. Họ đã dịch vài trang trong cuốn sổ đó và chúng tôi đều bất ngờ khi ở mặt sau cuốn sổ có một trang ghi tên và địa chỉ của tác giả. Đó là lúc tôi thấy mình cần phải làm điều gì đó. Tôi đã đăng lên Internet nhưng khi đó không có nhiều sự chú ý, mọi người chỉ khen các bức vẽ đẹp, cho tới khi một nữ nhà báo của một tờ báo địa phương ở New Jersey phát hiện và đăng tải câu chuyện. Nhờ bài báo đó mà thông tin đã lan tỏa nhanh chóng. Một số tờ báo Việt Nam cũng đã đăng tải câu chuyện của tôi và một số quan chức Việt Nam cũng biết tới câu chuyện này. Thông tin được chia sẻ rộng rãi và tôi rất mừng vì điều đó. Khi được gặp thân nhân của người bộ đội Việt Nam, tôi sẽ xin lỗi họ vì đã trì hoãn việc trao trả cuốn sổ quá lâu. Tâm trí của tôi trước đây không được minh mẫn khi nhớ lại những thông tin trong quá khứ”.

Mỗi lần cầm cuốn sổ và lật từng trang giấy luôn khiến ông Peter xúc động.

Cuốn sổ mà ông Petter tìm thấy và cất giữ trong suốt 56 năm qua là một cuốn sổ ghi chép lại những bài thơ, bài hát, lý tưởng của đảng, lời dạy của Bác Hồ… với những hình vẽ tay rất đẹp và tỉ mỉ và hầu hết được ghi chép trong năm 1966. Các bài sưu tầm dường như không chỉ của riêng tác giả mà còn có một số người khác vì trong cuốn sổ có những nét chữ khác nhau và đề tên khác nhau. Có một trang trong cuốn sổ có ghi rõ tên Cao Xuân Tuất với địa chỉ ở xóm Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tên và địa chỉ của tác giả cuốn sổ.

Sau khi thông tin được truyền thông Việt Nam và các trang mạng xã hội đăng tải lại từ một tờ báo Mỹ, các ngành chức năng Hà Tĩnh đã xác định có một liệt sĩ tên Cao Văn Tuất ở địa chỉ trên và hy sinh năm 1967, nhiều khả năng là tác giả của cuốn sổ này.

Ông Peter chia sẻ, ông rất bất ngờ và xúc động khi nhận được phản hồi từ phía Việt Nam rất nhanh rằng thông tin của người lính đã được xác minh, từ đó, ông rất nóng lòng được sang Việt Nam để được tận tay trao trả lại cuốn sổ.

“Tôi vẫn nhớ lúc đó là khoảng 3 giờ sáng ở Mỹ lúc mà họ xác minh được thông tin về tác giả cuốn sổ. Họ đã tới nhà các chị em của anh ấy và cho tôi xem qua camera. Tôi đã khóc. Đó là những giọt nước mắt vì xúc động và hạnh phúc khi nhìn thấy họ. Điều đó rất tuyệt vời và tôi rất mong được gặp và trao cuốn sổ cho họ. Tôi tự nhủ rằng tôi chỉ là người cất giữ cuốn sổ trong những năm qua và nó chưa bao giờ là của tôi để giữ lại và tôi hy vọng gia đình người lính đó có thể làm điều họ muốn vì cuốn sổ là của họ. Tôi mong rằng cuốn sổ sẽ được công bố và mọi người sẽ biết tới nó. Cảm xúc của tôi thay đổi theo thời gian. Tôi thấy buồn mỗi khi tôi thấy cuốn sổ và tự hỏi chủ nhân cuốn sổ có thể là ai nếu anh ấy còn sống. Anh ấy có thể là nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ và điều đó thật buồn. Nhưng giờ tôi đã cảm thấy tốt hơn vì tôi biết rằng cuốn sổ sẽ tới nơi mà nó thuộc về.”

Hầu hết các bài sưu tầm được ghi lại trong năm 1966.

Ông Peter cùng vợ sẽ sang Việt Nam đầu tháng 3 và sẽ tới thăm thân nhân của liệt sỹ Cao Xuân Tuất ở Hà Tĩnh để tận tay trao lại cuốn sổ mà ông đã cất giữ hơn 50 năm qua. Càng sắp tới ngày lên đường, ông Peter lại càng hồi hộp với cảm xúc lẫn lộn mặc dù ông rất nóng lòng được gặp gia đình ông Tuất.

Ông Peter chia sẻ:“Tôi đã nghĩ sẽ viết ra điều gì đó rồi sau đó nói với họ, nhưng tôi không giỏi điều này. Tôi nghĩ tôi sẽ không chỉ đứng đó và đọc điều gì đó cho họ. Tôi muốn đối mặt với họ và muốn nói ra từ trái tim. Có thể là khóc, có thể im lặng trong 10 phút, 2 phút, tôi cũng không biết nữa. Tôi không muốn có gì được viết sẵn cả. Tôi muốn là chính mình. Tôi không biết phải nói gì với họ bởi thực sự tôi cũng không biết mình sẽ nói gì”.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi ông Peter trở về Mỹ năm 1967 do đó, ngoài sứ mệnh trao trả cuốn sổ, ông Peter và vợ cũng rất háo hức được chứng kiến một Việt Nam ngày một phát triển, hòa bình và cởi mở với mọi du khách. Ông Peter cho biết:

“Tôi và vợ đã xem rất nhiều chương trình trên truyền hình về những quán ăn, khách sạn. Tôi mừng là lần này tôi sẽ không phải ngủ trong rừng và trên bùn. Tôi sẽ ngủ trên giường trong một khách sạn. Tôi rất mong chờ chuyến đi này. Thông qua những gì tôi xem trên TV, tôi thấy một đất nước thịnh vượng và hòa bình, cởi mở đối với mọi du khách. Như tôi đã nói, những phản hồi mà tôi nhận được từ người dân Việt Nam thật là tuyệt vời. Chính vì vậy, tôi rất vui khi được quay trở lại Việt Nam để được chứng kiến một Việt Nam mới”.

Câu chuyện của cựu binh Mỹ Peter Mathews không chỉ dừng lại là câu chuyện của một cá nhân mà chính là một minh chứng của mong muốn gác lại quá khứ và hướng tới những điều tốt đẹp nhất giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mỹ./.

Những hình ảnh khác của cuốn sổ:

Các bài ghi chép đều có những hình vẽ tay tỉ mỉ và đẹp.
Tác giả sưu tầm những bài thơ, bài hát, lý tưởng của đảng, lời dạy của Bác Hồ....
Những bài viết sưu tầm...
Đại sứ Mỹ: Cựu binh và giới trẻ đóng góp quan trọng trong phát triển quan hệ Việt - Mỹ
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời Đại về quan hệ nhân dân hai nước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho rằng: Cựu chiến binh và thế hệ trẻ là những lực lượng quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai bên trong quá khứ, hiện nay và tương lai.
Giáng sinh thời chiến qua hồi tưởng của một cựu binh Mỹ
Đón mùa Giáng Sinh thứ 7 của mình tại quê hương thứ hai, ông Matthew Keenan, một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, nhớ về một mùa Giáng Sinh đặc biệt năm 1971 khi binh đoàn của ông đóng quân tại Đà Nẵng.
Top