Ông cho biết - "Khi chính phủ phát triển các ứng dụng mới, chúng tôi thực sự tập trung vào việc nó có thân thiện với người dùng và trực quan hay không. Vì vậy, tôi thường thử các trang web và ứng dụng để tự kiểm tra chúng".
Với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đặc biệt quan tâm và dành nhiều công sức vào phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà. Kể từ khi trở thành người đứng đầu Chính phủ, ông Phúc cũng như nội các của mình luôn khuyến khích người dân, doanh nghiệp nuôi dưỡng khát vọng lớn trong phát triển.
Chính phủ liên tục động viên doanh nghiệp và ông tin rằng: "Việt Nam sẽ phát triển nếu có những doanh nghiệp toàn cầu, biết đổi mới sáng tạo và có tinh thần tự tôn dân tộc. Việc phát triển công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam vươn ra thế giới" - Thủ tướng chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia phát triển Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019 diễn ra sáng nay.
Trước đó, việc ông phát biểu khi đến thăm khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng thể hiện quyết tâm chính trị và kỳ vọng vào công nghệ cao có thể thay đổi vận mệnh đất nước: "Sáu tháng một lần, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng xuống đây nghe lại một lần, chứ không phải nói một lần là xong".
Nhìn thẳng vào bức tranh kinh tế, Thủ tướng nhận thức rõ ràng, Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng dựa vào tài nguyên hay lao động giá rẻ, đặc biệt là trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp thứ tư – kỷ nguyên chứa đựng những khả năng xoay chuyển tình thế bất ngờ. Vì thế, từ đầu nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc cho đến nay, cơ chế, chính sách liên quan đến các doanh nghiệp công nghệ cũng như khởi nghiệp sáng tạo không ngừng được cải thiện. Thủ tướng khẳng định, con đường đi lên, đi nhanh của Việt Nam phải dựa vào công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao.
Trái ngọt có thể vẫn còn xa ở phía trước, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã thấy những nỗ lực cải cách đổi mới đang dần đơm hoa. Số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên trên 3.000 năm 2017. Cùng với khoảng 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã hoạt động tại Việt Nam, các tập đoàn, ngân hàng lớn và các nhà đầu tư tích cực tham gia huy động, sử dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong các ngành CNTT, phần mềm, ứng dụng công nghệ số như FPT, Viettel. Năm 2017, Tập đoàn Viettel được xếp hạng đứng thứ hai trong ASEAN và trong TOP 50 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Năm 2019, thương hiệu Viettel được BrandFinance định giá tới 4,3 tỷ USD.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh: "Doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân để thực hiện khát vọng một dân tộc "hoá rồng". Với xu thế sôi động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp công nghệ có vai trò bản lề trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế nhiều tài nguyên không còn là vị thế, đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tết. Đây là một trong những động lực mới để phát triển nền kinh tế Việt Nam".
Thủ tướng cũng giao Bộ Giáo dục – Đào tạo nghiên cứu và đề xuất, báo cáo việc đổi mới giáo dục dạy ICT và ngoại ngữ bắt buộc từ cấp tiểu học để nâng cao năng lực tiếp cận và kỹ năng công nghệ thông tin cho toàn dân.
Với khát vọng bỏng cháy về một "Việt Nam hùng cường", Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp công nghệ: "Thời gian không chờ đợi nên cần hành động nhanh hơn trong thời đại kỹ thuật số. Những phương thức kinh doanh cũ kỹ cần nhường cho những giải pháp đổi mới sáng tạo và công nghệ. Cơ hội đến và không bao giờ trở lại, Việt Nam cần hành động ngay".
Thái TrangNguồn bài viết : Bảng đặc biệt năm 2025