Miền Trung mùa nước nổi xa xôi

2025-01-17 20:38:17
Thời tiết ngày mai 8/2: Không khí lạnh gây mưa cho toàn miền Bắc và miền Trung
Từ 1/1/2021: Xã, thôn dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục thụ hưởng chính sách an sinh xã hội đã ban hành

Chuyến nào trúng mua được cả chỉ vàng

Miền Trung mùa nước nổi xa xôi.

Khó mà kể hết những nghề hạ bạc trong tháng nước. Lúc nước chụp lên người ta đặt lọp ếch, nhấp ếch, đặt trúm lươn, cắm câu cá lóc bằng mồi nhái, đặt lờ cá sặc, đặt xà di cá rô, giăng lưới... Nước bêu chút nữa thì chủ yếu giăng câu. Giăng câu cá lóc bằng mồi cua con, giăng mồi trùn thì dính cá trê, cá trèn. Hoặc giăng mồi tép, mồi ốc, mồi cá linh non, mồi kiến vàng đều được. Dớn thì đặt suốt mùa nước, từ khi nước mới chạy đồng cho tới khi nước rút cạn.

Nghề nhấp ếch cũng rất hấp dẫn, thường là đi lên vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, miệt Tân Châu, An Phú, vì trên đó ếch nhiều. Một chuyến nhấp chừng mười bữa nửa tháng, tùy lúc trúng hay thất. Mỗi người 1 xuồng, đi thành từng đoàn 5-7 xuồng để có gì hỗ trợ nhau. Trên xuồng trang bị đủ thứ từ chiếc cà rèm che mưa nắng đến gạo muối bếp lò, thuốc men và đặc biệt không thể thiếu mấy chiếc cần nhấp bằng trúc, dài chừng 6 thước. Có thể nhấp bằng nhiều thứ mồi khác nhau nhưng nhái xanh là tốt nhất. Chuyến nào trúng, trừ hết chi phí, mỗi người vẫn dư tiền mua được cả chỉ vàng.

Nước giựt là thời điểm nghề soi cá rầm rộ, nhưng thường chỉ có thanh niên trai tráng làm, không phải nặng nhọc gì mà vì chủ yếu làm trong đêm, đòi hỏi đôi mắt sáng và tay chân nhanh nhạy. Cánh đồng ban đêm ngập ánh đèn. Người soi cá dùng cán chĩa chống xuồng chầm chậm, dùng đèn điện thắp bằng bình ắc-qui rọi vào nước, gặp cá thì dùng chĩa đâm. Chĩa đâm cá có 5-7 mũi, tra vào cán bằng trúc dài chừng 3 thước. Mà đâm phải đúng vị trí (chủ yếu là ở cổ cá) thì mới dính vì da cá trong nước rất trơn.

Những lúc êm trời, mỗi người soi 1 đêm được cả chục ký cá, nhưng giá bán rẻ hơn cá giăng câu. Khi nước giựt làm nổi mấy bờ ruộng lên người ta sẽ cắm câu cá lóc bằng mồi nhái. Giựt chút nữa thì đặt đáy ở các vàm kinh bắt cá. Trong các nghề đánh bắt cá mùa nước nổi thì đặt đáy là được nhiều cá nhất. Đáy đặt ở vàm kinh rạch hay vàm sông, bao nhiêu cá tôm từ đồng trôi ra là vô hết đáy. Cá nhiều đến mức người ta phải dùng mấy cánh tay đòn bằng tre để nâng lên, đổ vào ghe. Mà đổ xong rồi quay lại lấy đổ tiếp chứ chậm một chút là cá đầy bầu không cất lên nổi.

Cứ như vậy vào mùa nước nổi ngày trước, bà con làm rất nhiều nghề hạ bạc khác nhau nhưng nghề nào cũng mưu sinh được.

Con nước năm nay sao chưa chịu về

Tháng 7 âm lịch năm rồi nghe nói có nước nổi tràn đồng, anh em tôi liền xách xe chạy gần cả trăm cây số từ Long Xuyên lên đầu nguồn sông Hậu, nơi mùa nước nổi luôn xuất hiện sớm nhất tỉnh An Giang. Đến nơi mới biết, nước vẫn chưa “bò” lên đồng.

Đi lân la quanh ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang), nhìn thấy người đàn ông ngồi vá mấy tấm lưới dớn bên đường, chúng tôi ghé lại trò chuyện. Vừa bắt chuyện, ông đã thở dài than con nước năm nay không biết sao bây giờ chưa chịu về, ông và bà con đang ngóng trông từng ngày. Mà hàng trăm hộ dân miệt trên này chủ yếu sống bám vào con nước, đã chuẩn bị sẵn câu lưới xuồng ghe, nước không về là coi như trắng tay. Tiền bạc sắm sửa cho vụ đánh bắt cá tôm mỗi mùa nước “ngốn” cả chục triệu nhưng tình hình nước nôi thế này chắc năm nay khó lòng lấy vốn lại.

Năm nay con nước sao chưa chịu kể.

Quệt mồ hôi trên trán, người đàn ông tên Khiêm đưa ánh mắt đượm buồn hướng về phía xa, nơi có cánh đồng khô cằn đang chờ con nước. Ông bảo nhà có 2 đứa con. Con gái lớn 17 tuổi nhưng đã nghỉ học đi Bình Dương làm thuê. Từ đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên con gái ông thất nghiệp, đang tính về quê. Nhưng ông khuyên con gái cứ ở lại, biết đâu có chỗ khác thuê làm, chớ về quê mùa này cũng không làm gì được. Ngay bản thân ông, nếu đợi vài hôm nữa mà nước không lên cũng sẽ lên thành phố phụ hồ kiếm tiền cho đứa con trai nhập học.

Thấy chúng tôi nói chuyện, mấy người đàn ông khác trong xóm cũng kéo đến. Họ bảo mấy năm trước giờ này là ở trong đồng chớ dễ gì ở nhà. Họ bảo lênh đênh trên sóng nước đầu nguồn cực nhưng mà vui lắm vì sáng nào, chiều nào cũng chở về mấy chục ký cá.

Vậy mà năm nay chưa ai đặt được một luồng dớn nào từ đầu mùa tới giờ. Ngày nào cả xóm cũng ngóng chờ con nước chụp lên nhưng rồi thất vọng đến mỏi mòn. Họ nghĩ đến phương án bán lại xuồng ghe, câu lưới để đi Bình Dương. Nhưng biết bán lại cho ai trong cái tình hình con nước thất thường này? Mà nếu bán được, những người nông dân vốn quen sông nước có trụ nổi cuộc sống nơi thị thành?

Những câu hỏi ấy cứ quặn thắt như con nước đục ngầu chảy giữa dòng Bắc Đai. Mấy người đàn ông nói chuyện sôi nổi một lúc rồi ai cũng lặng lẽ về nhà, ngồi trước hàng ba dõi mắt về phương trời vô định.

Đến cá linh bây giờ cũng chảnh

Từ giã xóm Tắc Trúc, lòng nặng trĩu, chúng tôi thử chạy qua đầu nguồn sông Tiền thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu (An Giang) và phía xã Thường Phước, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), vẫn chưa thấy nước nổi về đồng. Hỏi thăm người địa phương, họ bảo bây giờ mà nói tới “tháng nước” nghe xa lạ quá. Nhiều năm nay, mấy cánh đồng quê bao đê thâm canh tăng vụ nên chẳng có nước nôi gì vô đồng. Năm nào xả đê thì nước nhiều lắm cũng xăm xấp mặt ruộng, chớ không có ngập lút đầu người như trước kia.

Bởi vậy nguồn cá mắm mùa nước nổi giảm sút nhiều. Rất nhiều hộ mưu sinh bằng nghề hạ bạc mùa nước nổi phải chuyển nghề. Nhiều gia đình dắt díu nhau lên thành phố làm thuê trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Chúng tôi ghé thăm nhà ông anh ở đầu nguồn con nước. Mấy năm trước, ghé anh mùa này thế nào cũng được một bữa canh chua cá linh bông điên điển, cua đồng luộc, ốc hấp sả và nhiều đặc sản đậm chất miền Tây mùa nước nổi.

Vậy mà năm nay ghé nhà thấy anh buồn xo. Anh nói nước không về nên cá mắm cũng không thấy đâu. Xách xe chạy ra chợ cả buổi về anh chỉ mua được một nhúm cá linh. Anh bảo, ngày xưa dân gian nói “rẻ như cá linh” vì đem cho còn không lấy, có bán chỉ vài ngàn đồng 1 ký là cùng. Còn bây giờ chắc phải sửa lại là “chảnh như cá linh”. Vì giờ cá linh giá ba bốn trăm ngàn mà bạn hàng làm như không thèm bán. Hỏi mua mà chị bán cá bảo là anh mua hay không thì tùy vì cá linh khan hiếm nên bán bằng giá vàng người ta cũng mua. “Vậy không phải chảnh thì là gì!”, anh nói trong ấm ức.

Ngồi với nhau mấy tiếng đồng hồ, chúng tôi hầu như chỉ nói chuyện mùa nước nổi. Những ký ức đẹp một thời như những thước phim chậm trôi. Bất giác, anh bạn tôi dừng lại một hồi lâu, rồi bảo không khéo vài năm nữa con cá linh mùa nước nổi cũng sẽ bặt tăm luôn. Rồi đây thế hệ con cháu sẽ nghe kể về cá linh như huyền thoại xa xôi nào đó, giống như thế hệ anh em chúng tôi khi nghe kể về cá hô, cá nược vậy.

Thời tiết ngày mai 8/2: Không khí lạnh gây mưa cho toàn miền Bắc và miền Trung
Thời tiết ngày mai 8/2 ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ và Trung Bộ mưa lớn, đêm và sáng trời rét.
Từ 1/1/2021: Xã, thôn dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục thụ hưởng chính sách an sinh xã hội đã ban hành
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định 72/QĐ-TTg ngày 16/01/2021 về việc các xã, thôn trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp tục thụ hưởng chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Thời tiết 10 ngày tới (19/12-29/12) Noel hửng nắng ở miền Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ có mưa
Thời tiết 10 ngày tới (19/12-29/12) hôm nay và ngày mai tiếp tục chu kỳ rét đậm rét hại, từ 21 không khí bắt đầu ấm dần lên.

Nguồn bài viết : Bong da tây ban nha

Top