Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan dự Triển lãm giới thiệu về Đạo Phật và các di sản Phật giáo

2024-12-20 19:30:26
Kiều bào tại Pháp kỷ niệm Đại lễ Phật đản 2566 tại Trúc Lâm Thiền Viện
Tại buổi lễ, các tăng ni, Phật tử bà con kiều bào, cùng bạn bè Pháp hiểu nguồn gốc và chân lý của ngày sinh của Đức Phật, kêu gọi mọi người sống tốt đời đẹp đạo, hòa bình và nhân văn.
Triển vọng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
Ngày 15/5, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại TP.HCM năm 2022 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

Pakistan (hiện là nước đạo Hồi đông dân thứ hai trên thế giới) từng là nơi Đạo Phật được phát tích, truyền bá với nhiều vùng đất hiện còn lưu giữ các di tích Phật giáo nổi tiếng thế giới, trong số đó Taxila, Takht-i-Bahi là hai di tích được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đặc biệt di tích Taxila - cách thủ đô Islamabad 40 km chính là địa danh “Tây Trúc” trong các tài liệu/lịch sử Phật giáo.

Đại diện các Đại sứ quán tại Islamabad tham dự Triển lãm giới thiệu về Đạo Phật và các di sản Phật giáo tại các quốc gia.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Pakistan Hina Rabbani Khar cho biết hiện nay, với trên 98% số dân theo Hồi giáo nhưng từ 2.300 năm trước, Phật giáo đã rất phát triển tại nhiều vùng đất của Pakistan ngày nay. Việc tổ chức sự kiện thể hiện chính sách nhất quán của Pakistan trong việc hướng tới hòa hợp tôn giáo vì hòa bình, phát triển và phồn vinh (Pakistan có Bộ hòa hợp tôn giáo).

Hòa hợp tôn giáo là một trong những nội dung tối quan trọng trong mở rộng hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện giảm thiểu xung đột, nguy cơ chiến tranh trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có nhiều bất ổn an ninh mang tính bước ngoặt, mà tại đó người dân bất kể tôn giáo, màu da, quốc tịch phải chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Đại sứ quán Việt Nam giới thiệu về Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại triển lãm.

Đại sứ quán Việt Nam giới thiệu về Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một vị Vua anh minh với nhiều chiến công hiển hách, đã lãnh đạo nhân dân hai lần đánh tan 80 vạn quân xâm lược Nguyên Mông, bảo vệ, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm theo tinh thần Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Lý Thường Kiệt, giương cao ngọn cờ lấy "nghĩa, chí, nhân" để bảo vệ chủ quyền, đồng thời duy trì hoà bình, bang giao để phát triển đất nước - kim chỉ nam về bảo vệ và xây dựng đất nước mà Nguyễn Trãi đã tổng kết: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” trong Bình Ngô Đại Cáo sau đó hai thế kỷ.

Đại sứ Nguyễn Tiên Phong nhấn mạnh tư tưởng hòa bình, nhập thế, lấy tâm làm gốc, thành Phật tự trong tâm của Phật Hoàng qua việc truyền lại ngôi báu khi đất nước thanh bình, bắt đầu quá trình chân tu và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – Thiền phái Phật giáo thuần khiết bản sắc người Việt, rạng danh Phật giáo Việt Nam trên toàn thế giới.

Đại lễ Phật đản 2022 diễn ra vào ngày nào?
Lễ Phật đản (hay còn gọi là ngày Phật đản sanh, ngày đản sanh của Đức Phật...) là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo.
Hội LHPN Việt Nam chúc mừng Đại lễ Phật đản 2022
Ngày 11/5, Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh và các cán bộ Hội LHPN Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - Dương lịch 2022 tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) - trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Top