Đà Nẵng: Tạo diễn đàn cho các nhà khoa học trẻ nghiên cứu ứng dụng CNTT

2025-01-17 20:39:32
ictnews Hội thảo khoa học quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng trong các lĩnh vực lần thứ 8 (CITA 2019) là diễn đàn dành riêng cho các nhà khoa học trẻ với chủ đề nghiên cứu về CNTT và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực.

Ngày 27/9/2019, Trường Cao đẳng CNTT - Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo CNTT và ứng dụng trong các lĩnh vực lần thứ 8 (CITA 2019).

Theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng trường Cao đẳng CNTT Đà Nẵng: Qua 7 lần tổ chức thường niên từ năm 2012 đến nay, Hội thảo CITA 2019 đã chính thức phát triển thành Hội thảo Khoa học quốc gia, sánh vai cùng với các Hội thảo quốc gia khác trong cùng lĩnh vực.

Hội thảo CITA 2019 là nơi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và thảo luận nhiều vấn đề, định hướng nghiên cứu mới, góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học công nghệ

CITA 2019 đã nhận được bài viết tham dự của gần 160 tác giả trên cả nước. Qua quá trình phản biện hết sức chặt chẽ và nghiêm túc, Ban tổ chức đã chọn lựa được 55 bài báo chất lượng đăng trong Kỷ yếu Hội thảo CITA 2019. Mỗi bài báo được phản biện nghiêm túc và kỹ lưỡng từ 2 đến 3 thành viên trong Ban chương trình, điều này thể hiện chất lượng ngày càng cao và uy tín của hội thảo CITA trong cộng đồng khoa học.

“Hội thảo CITA 2019 là nơi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và thảo luận nhiều vấn đề, định hướng nghiên cứu mới, góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học công nghệ trong cán bộ giảng viên trẻ của nhà trường nói riêng và của toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin quốc gia trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0", PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng trường Cao đẳng CNTT Đà Nẵng nhấn mạnh.

Được biết, CITA 2019 là hội thảo lần thứ 8 được đăng cai tổ chức tại TP. Đà Nẵng dưới sự phối hợp của các đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng gồm: Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông (SICT); Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (CIT) và Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Qua 8 năm tổ chức, Hội thảo CITA đã chọn đăng gần 500 bài báo trên các Kỷ yếu hội thảo với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước. Đã có 106 bài báo khoa học của CITA được chọn đăng và xuất bản trên 5 số riêng của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng.

Song song với hội thảo khoa học là cuộc thi chung kết Chương trình ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp CNTT (PISI-CIT 2019).

Đây là chương trình hỗ trợ và tài trợ để triển khai các ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) dành cho học sinh, sinh viên khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, được Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Đại học Đà Nẵng khởi xướng, phối hợp với các đơn vị đào tạo, các doanh nghiệp CNTT-TT với sự tài trợ của dự án Đối tác đổi mới sáng tạo IPP (Innovation Partnership Program).

Theo đó, 6 dự án khởi nghiệp của Chương trình ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp CNTT (PISI–CIT 2019) được lựa chọn vào vòng pitching sáng ngày 27/9/2019, bao gồm: Trồng rau thủy canh tại nhà; Ứng dụng kết nối du lịch cùng người trẻ; Phòng tắm thông minh; Từ điển tiếng Anh cho sinh viên công nghệ thông tin; Ứng dụng đỗ xe Parking; Xây dựng ứng dụng Internet of Things Hệ thống điểm danh, chấm công – SICT Attendance.

Kết quả chung cuộc, dự án Ứng dụng đỗ xe Parking đạt giải nhất của chương trình. Ngoài giải thưởng bằng tiền mặt là 3 triệu đồng, dự án này sẽ tiếp tục được chương trình hỗ trợ và đào tạo miễn phí về khởi nghiệp, kỹ năng, nghệ thuật và thủ tục pháp lý về kinh doanh; Tư vấn để hoàn thiện và triển khai ý tưởng đồng thời được tham gia ươm tạo tại Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng.

Ứng dụng đỗ xe Parking đạt giải nhất của chương trình ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp CNTT (PISI–CIT 2019)

PISI là chương trình tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp về CNTT. Ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo đề xuất bao gồm các dạng: ý tưởng kinh doanh, ý tưởng phát triểlà n sản phẩm ứng dụng, ý tưởng phát triển dịch vụ,… trong lĩnh vực CNTT. Chương trình đã nhận được sự tham gia, đồng hành và hỗ trợ rất tích cực của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp như Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo IPP, tổ chức PUMP Hà Lan, Nemo Partner Trading and Management – Hàn Quốc, Sở TT&TT Đà Nẵng, Hiệp Hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng, các công ty Microsoft, IBM, FPT, Gameloft và nhiều doanh nghiệp khác.

Được khởi xướng từ năm 2015, đến nay, qua 3 năm thực hiện, Chương trình PISI đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Chương trình không chỉ hỗ trợ cho các bạn sinh viên có ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, đào tạo nhiều kỹ năng cho sinh viên – điều kiện thuận lợi để các bạn trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, mà hơn thế nữa, chương trình đã tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp, kết nối được các trường đại học – doanh nghiệp – cơ quan chính quyền nhằm hỗ trợ khởi nghiệp cho thế hệ trẻ.

Chương trình đã thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của cộng đồng khởi nghiêp: hơn 40 nhóm dự án khởi nghiệp và sáng tạo tham gia vòng sơ tuyển; 15 nhóm dự án được chọn lựa hỗ trợ ươm tạo; 5 nhóm dự án được Quỹ Lotus Impact (Mỹ) chọn hỗ trợ/đầu tư; gần 90 lượt chuyên gia trong nước và quốc tế được mời tham gia chia sẻ tư vấn và giảng dạy; gần 40 tổ chức đối tác hỗ trợ được kết nối....

Nguồn bài viết : Lịch thi đấu

Top