Thống kê Bộ, ngành

Việt Nam đưa ra 6 đề xuất trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong dịch COVID-19

2024-12-21 12:57:03
Việt Nam đề xuất hai trọng tâm tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN
Sáng ngày 26/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN lần thứ 38 cùng Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Đây là hoạt động mở đầu chuỗi các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra từ ngày 26-28/10/2021.
Rà soát và đề xuất giải pháp hỗ trợ trẻ em mồ côi do dịch COVID-19
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát số lượng trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới để không trẻ mồ côi nào thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và có các chính sách toàn diện, lâu dài, phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19.

Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà; các đại biểu đến từ nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, trường đại học.

Phiên họp nhằm hướng tới thúc đẩy tăng cường nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ xã hội và công tác xã hội cho hệ thống bảo vệ trẻ em, đảm bảo ứng phó hiệu quả với tất cả các hình thức bạo lực, xâm hại và bóc lột cũng như giải quyết các yếu tố dễ bị tổn thương và rủi ro đối với gia đình trong bối cảnh mới.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: “Việt Nam luôn xác định việc thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân là yếu tố xuyên suốt trong quá trình phát triển.

Theo đó, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025; Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 và tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả”.

TP.HCM hỏi thăm, tặng quà 2 cháu có mẹ mất do COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố Hà Nội và Lộ trình thực hiện Tuyên bố đã được Cấp cao ASEAN lần thứ 37, lần thứ 38 thông qua và ghi nhận.

“Tiếp nối những thành công và nỗ lực của khu vực, Việt Nam cam kết thúc đẩy các hoạt động ở cấp quốc gia để thực hiện Tuyên bố Hà Nội và Lộ trình của Tuyên bố với các giải pháp và hành động cụ thể, hướng tới nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ liên quan, trong đó có việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và các chương trình, đề án về trẻ em gồm: Một là: củng cố, kiện toàn hệ thống bảo vệ trẻ em, bảo đảm nhân lực phụ trách công tác trẻ em; Hai là: phát huy nguồn nhân lực xã hội hỗ trợ trẻ em; Ba: tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, xử lý nghiêm các vụ xâm hại trẻ em; Bốn: xây dựng chuẩn năng lực cho đội ngũ cán bộ bảo vệ trẻ em; Năm: xây dựng, triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo theo chuẩn năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em; Sáu: chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế về quyền trẻ em, dự báo và tích cực giải quyết các vấn đề về trẻ em mang tính toàn cầu và khu vực“, Thứ trưởng nhấn mạnh thêm.

Tại Phiên họp, nhiều vấn đề tổng quan, quan điểm về trẻ em được đại diện đến từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia chia sẻ tích cực. Các đại biểu và diễn giả cùng nhau thảo luận về những thành tố chính để tăng cường nguồn nhân lực, tiến bộ trong khu vực, những khoảng trống và các thực hành tốt để thúc đẩy hành động nhằm nâng cao sự nhìn nhận công tác xã hội như một nghề, đồng thời, kêu gọi tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, nguồn nhân lực dịch vụ xã hội và công nhận rằng để ứng phó hiệu quả với bạo lực trẻ em cần một hệ thống vận hành tốt với nguồn nhân lực dịch vụ xã hội là trung tâm.

Kết thúc Phiên họp, các đại biểu, diễn giả đưa ra nhiều khuyến nghị về việc các quốc gia cần mở rộng, chuyên nghiệp hóa, đào tạo và phân bổ ngân sách cho nguồn nhân lực để có thể cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn; nhân viên công tác xã hội cần có các công cụ cần thiết để hỗ trợ cho trẻ em; hệ thống quản lý trường hợp ứng dụng kỹ thuật số an toàn có thể giúp nhân viên công tác xã hội hỗ trợ hiệu quả cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

World Vision Việt Nam tăng cường truyền thông bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tối 29/9, Tổ chức World Vision Việt Nam và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Thầy cô bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero - Giải quyết mâu thuẫn là Hero".
6 biện pháp ngăn chặn tác động tiêu cực đến trẻ em, phụ nữ mang thai trong đại dịch COVID-19
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội nghị trực tuyến để đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em trong đại địch COVID-19.
Top