Thống kê Bộ, ngành

Triển lãm giới thiệu thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trên 2 websites

2024-12-21 13:05:26
UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận
Việt Nam được cộng đồng ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa người dân tộc thiểu số với người dân trong cả nước.
Lần đầu tiên Việt Nam vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới
Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020 với tiêu đề “Giới tuyến tiếp theo: Phát triển Con người trong kỷ nguyên con người tác động lên khí hậu và môi trường” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố ngày 16/12 cho thấy, Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới.

Thông qua công tác sưu tầm, chú thích và chuyển ngữ một cách có hệ thống các tư liệu, hình ảnh, triển lãm giới thiệu tới khách tham quan các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, góp phần nâng cao nhận thức về quyền con người trong nhân dân, các cấp quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là đội ngũ thực thi pháp luật.

Từ nguồn dữ liệu, ảnh của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền và từ các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên và không chuyên toàn quốc, BTC đã lấy ý kiến của Hội đồng thẩm định, Ban chỉ đạo lựa chọn ra 200 ảnh, tài liệu đáp ứng được tương đối cả 3 yếu tố: tính khoa học, đại diện cho các quyền; tính nghệ thuật thể hiện cảm xúc hạnh phúc của mỗi người và yếu tố kỹ thuật để đảm bảo độ phân giải, hiệu ứng.

Được biết, Triển lãm năm 2020 chuyển đổi từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến trên website với mong muốn Triển lãm đến được với đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước một cách sinh động và hiệu quả hơn. Từ ngày 24/12/2020, BTC Triển lãm đăng tải 200 ảnh, tài liệu trên nền tảng 3D, 09 phim ngắn giới thiệu các chủ đề của Triển lãm trên 02 websites có tên miền: www.vihanhphucmoinguoi.vn và www.vihanhphucmoinguoi.com.

Các đại biểu ấn nút khai trương website Triển lãm ảnh và tài liệu lưu trữ thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam với tên gọi “Vì hạnh phúc của mỗi người”.

200 ảnh và tài liệu được chú thích song ngữ Việt - Anh theo 4 chủ đề.

Chủ đề 1 là nhóm tài liệu cổ phản ánh tư tưởng quyền con người ở các triều đại phong kiến Việt Nam, cho thấy Việt Nam tuy không phải là nơi sản sinh ra thuật ngữ quyền con người nhưng giàu truyền thống nhân văn và khái niệm nhân quyền đi liền với yêu thương con người, khoan dung, hòa ái.

Nhóm này gồm 30 hình ảnh tài liệu lưu trữ cổ được chọn từ hai nguồn:

Mộc bản Triều Nguyễn: Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009, hiện được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV, Đà Lạt.

Châu bản Triều Nguyễn: Di sản Tư liệu Thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 30/10/2017, đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội.

Cận cảnh website Triển lãm ảnh và tài liệu lưu trữ thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam với tên gọi “Vì hạnh phúc của mỗi người”.

Chủ đề 2 là các tài liệu về thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở qua các bản Hiến pháp và một số sắc lệnh tiêu biểu bảo đảm quyền con người theo các lĩnh vực như quyền tự do tôn giáo, quyền tự do báo chí, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, thư tín...

Nhóm ảnh tài liệu sau Đổi mới đến nay, chia theo các nhóm quyền cơ bản: Các quyền dân sự và chính trị (tự do bầu cử, tín ngưỡng, ngôn luận, quyền được đối xử nhân đạo, có gắn tuyên truyền về quyền được sống hòa bình và quyền chủ quyền, độc lập qua hình ảnh Trường Sa, Lý Sơn với Hoàng Sa...); các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, nỗ lực và kết quả hợp tác quốc tế về quyền con người.

Cận cảnh website triển lãm ảnh.

Chủ đề 3, Việt Nam bảo đảm các quyền con người trong đại dịch COVID-19. Việt Nam vững vàng và ứng phó thành công trước đại dịch toàn cầu; quyền con người đối với sức khỏe, tính mạng, quyền tiếp cận y tế, giáo dục và thông tin được bảo đảm trong trạng thái “bình thường mới” được cộng đồng quốc tế ca ngợi và đánh giá cao.

Chủ đề 4 với tên gọi Quảng Nam - Đổi mới và phát triển giới thiệu về các thành tựu kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Nam trong phát triển bền vững với nhiều giá trị văn hóa, tinh thần có giá trị cao, được thế giới công nhận.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại Lễ khai trương website Triển lãm ảnh và tài liệu lưu trữ thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam với tên gọi “Vì hạnh phúc của mỗi người”.

Phát biểu tại lễ khai trương, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, những năm vừa qua, Việt Nam chứng kiến những thành tựu hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hiến pháp 2013 chứa đựng những nội dung mới về quyền con người và quyền công dân, thể hiện bước tiến lớn về tư duy nhà nước pháp quyền và thể chế hóa quyền con người ở Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực được nêu trong các công ước quốc tế về quyền con người. Nhà nước Việt Nam đã và đang từng bước thực thi tổng thể những biện pháp về cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp về quyền con người.

Nhờ tăng trưởng kinh tế ở tỉ lệ cao và bền vững, mức sống của người dân ngày càng tăng nhanh, tỷ lệ nghèo giảm mạnh đã góp phần bảo đảm việc thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền con người trong nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, Việt Nam không những bảo đảm đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế, mà còn đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung là thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Theo Thứ trưởng, triển lãm nhắm tới mục tiêu nâng cao nhận thức về quyền con người trong nhân dân, trong các cấp quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, và đặc biệt là đội ngũ thực thi pháp luật; quảng bá hình ảnh một Việt Nam giàu truyền thống nhân văn, một Việt Nam có trách nhiệm với người dân của mình và cộng đồng quốc tế.

Điểm nhấn của triển lãm là tìm tòi để giới thiệu tới công chúng các tư liệu phản ảnh giá trị tư tưởng quyền con người ở các triều đại phong kiến Việt Nam được lựa chọn từ kho di sản mộc bản, châu bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ TTTT, triển lãm năm 2020 chuyển đổi từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến trên website với mong muốn Triển lãm đến được một cách sinh động nhất tới với đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, phát huy hơn nữa hiệu quả truyền thông đối ngoại của triển lãm.

Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ ưu tiên hàng đầu của hợp tác ASEAN năm 2020
Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Na Uy đã đồng chủ trì tổ chức Hội thảo ASEAN về “Tăng cường Vai trò của Phụ nữ ASEAN đối với Hòa bình và An ninh Bền vững".
Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Vừa qua, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐNQ, bà Elisabeth Tichy-Fisslberger (Đại sứ CH Áo), với sự tham dự của đại diện 47 nước thành viên và hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế, liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva.

Top