Đảng bộ tại Campuchia dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Long trọng Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên |
Nghi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và linh thiêng. |
Lễ tưởng niệm được tổ chức đúng theo nghi lễ truyền thống với hoạt động dâng hương, lễ vật kính cáo tiền nhân, trình tấu chúc văn 601 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly. Nghi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, thu hút con cháu họ Hồ khắp các địa phương trong cả nước, du khách thập phương, người dân địa phương tham gia. Các tổ chức cùng con cháu dòng họ Hồ trong cả nước đã ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, những đóng góp lớn của Hồ Quý Ly trong hơn 600 năm về trước.
Hồ Quý Ly quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) là người có tài năng và ý chí. Vào cuối thế kỷ XIV, khi vương triều Trần đã đến giai đoạn suy vong, triều cương rệu rã, dân chúng lầm than, thêm vào đó, họa ngoại bang lăm le xâm chiếm giang sơn Đại Việt, Hồ Quý Ly xuất hiện như một nhân vật được lịch sử trao cho sứ mệnh "chèo lái giang sơn”. Khi mới bước lên vũ đài chính trị, với vai trò là một đại thần nhà Trần, Hồ Quý Ly đã từng bước đề ra tư tưởng cải cách của mình, song vì chưa nắm được quyền lực quốc gia trọn vẹn trong tay, nên không đủ điều kiện thực hiện cải cách đến nơi đến chốn.
Màn trống hội mở đầu chương trình nghệ thuật. |
Mùa xuân năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly đăng quang ngôi báu, đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu (nghĩa là tốt tươi hưng thịnh) lấy niên hiệu là Thánh Nguyên. Trong thời gian 2 năm ở ngôi Hoàng đế và 7 năm làm Thái thượng hoàng, Hồ Quý Ly đã tiến hành hàng loạt những cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, trong đó có những cải cách tới ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Chương trình nghệ thuật do các diễn viên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa biểu diễn nhằm tái hiện thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Quý Ly đối với quê hương, đất nước. |
Vương triều Hồ đã xây dựng đế kinh trên đất Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc ngày này) công trình kiến trúc bằng đá độc đáo mang tên Thành nhà Hồ, hiện đã trở thành di sản văn hóa thế giới và Đàn tế Nam Giao - nơi hàng năm Vua tiến hành lễ cúng tế cầu quốc thái dân an, hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ. Sau hơn 621 năm kể từ khi vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402 - 2023), với những thăng trầm lịch sử, hiện đàn tế Nam giao Thành Nhà Hồ vẫn là một trong 3 đàn tế còn giữ được mặt bằng tương đối nguyên vẹn, cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao của Việt Nam.
Dòng họ Hồ trong cả nước đã ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, những đóng góp lớn của Hồ Quý Ly trong hơn 600 năm về trước. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Tất Thắng - Chủ tịch Hội dòng họ Hồ Việt Nam khẳng định: “Lễ tưởng niệm 601 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và kỷ niệm 621 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao đã khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kế và nhắc nhở hậu thế luôn nhớ về một vị vua đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách tân giang sơn, xã tắc".
Tại buổi lễ đã diễn ra chương trình nghệ thuật do các diễn viên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa biểu diễn nhằm tái hiện thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Quý Ly đối với quê hương, đất nước.
Thủ tướng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên Chiều 28/1, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023) và năm mới Quý Mão, trong chuyến công tác tại các tỉnh miền Trung, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An). |
Họp mặt kỷ niệm 74 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ Sáng 2/2, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP HCM (HUFO) và Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP HCM đã tổ chức buổi họp mặt chào mừng kỷ niệm 74 Ngày Cộng hòa Ấn Độ (26/01/1950 - 26/01/2023). |