Thống kê Bộ, ngành

Tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tại Bắc Ninh

2024-12-21 13:18:29
Quảng bá, tôn vinh giá trị các di sản thiên nhiên và văn hoá của Việt Nam
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội dân gian xứ Huế
Nghệ nhân Nguyễn Duy Tuấn (Yên Phong) thực hành diễn xướng giá hầu đồng tại hội thảo (Ảnh: Báo Bắc Ninh).

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Nguyễn Hữu Mạo cho biết, Bắc Ninh là một trong những cái nôi của người Việt cổ, nằm ở trung tâm Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các tín ngưỡng, tôn giáo dân gian của Bắc Ninh được hình thành, tiếp thu sớm thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của con người và từ đây phát triển rộng khắp ra cả nước.

Được biết, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016. Tại tỉnh Bắc Ninh, hiện có khoảng 720 di tích gồm các đền, chùa, điện, miếu gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu và 423 các điện phủ của gia đình. Số lượng người tham gia thực hành tín ngưỡng thờ mẫu hàng chục nghìn người. Tín ngưỡng thờ Mẫu có vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của cộng đồng nhân dân địa phương. Tuy nhiên, hiện chưa công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện sự hình thành, quá trình phát triển, hiện trạng tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã phân tích giá trị của thực hành nghi lễ hầu bóng. Nghi lễ là một hình thức diễn xướng tâm linh có giá trị về mặt y học, là hình thức diễn xướng văn hóa dân gian tổng hợp có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghi lễ và sân khấu, âm nhạc, lời văn, trang phục, vũ điệu... Về mặt xã hội, khi tham gia vào nghi lễ lên đồng, các thành viên được tham gia vào một mạng lưới xã hội lấy đức tin và thánh thần làm hàng đầu. Niềm tin đó dần chuyển dịch sang niềm tin giữa con người với nhau.

Tham luận về các giải pháp bảo tồn di tích thờ mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Phó Giám đốc Ban Quản lý các di tích tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Khánh đề xuất các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng, có nhận thức đúng đắn, toàn diện, khách quan về sự tồn tại lâu dài tín ngưỡng thờ Mẫu và di tích. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần mở các lớp học để cập nhật thông tin, cung cấp kiến thức về tín ngưỡng cho những người làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, ban hành các quy định về tổ chức thực hiện nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại các cửa đền, cửa phủ như hạn chế tung tiền khi phát lộc, nghiêm cấm dâng cúng, đốt vàng mã...

Hội thảo nhằm tiếp tục nghiên cứu giá trị của tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh, biến di sản tín ngưỡng thành động lực cho phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị của các địa phương; tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai một số giải pháp bảo tồn di sản tín ngưỡng thờ mẫu.

Thờ mẫu ở Bắc Ninh là một loại hình tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần, tôn vinh những người phụ nữ có công với nước, với cộng đồng, tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội làm Thánh mẫu, Vương mẫu... Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có một số trung tâm thờ mẫu mang tính riêng biệt như: thờ Vương mẫu nhà Lý, thờ mẫu Tứ Pháp, mẫu Âu Cơ, mẫu Bà Chúa Kho, mẫu đền Tam Phủ, Quốc mẫu Âu Cơ, Thánh mẫu Ỷ Lan...

Vĩnh Phúc tôn vinh các nhà giáo cống hiến cho sự nghiệp "trồng người"
Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Top