14 lao động đầu tiên của tỉnh Nam Định tới đảo Jeju làm việc thời vụ
|
Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tỉnh Bến Tre phát huy vai trò là cầu nối hữu nghị với các bạn Hàn Quốc
|
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, ngày 30/6/2023, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã ban hành lệnh số 1054 thông báo điều chỉnh một số nội dung của “Quy tắc thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh”. Theo đó, cho phép người lao động thời vụ E8 được gia hạn thời gian cư trú, tổng thời gian cư trú không vượt quá 8 tháng tính từ ngày nhập cảnh. Nội dung sửa đổi này được áp dụng ngay từ ngày 30/6/2023 đối với cả lao động thời vụ đang làm việc tại Hàn Quốc.
Hình thức lao động thời vụ tại Hàn Quốc áp dụng đối với người lao động trong độ tuổi từ 30-55 tuổi, là công dân cư trú dài hạn tại địa phương ký Thỏa thuận; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án và không thuộc diện cấm không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật; có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài; đang làm việc trong lĩnh vực ngành nông nghiệp, ngư nghiệp… |
Trên cơ sở Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 27/4/2022 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời hạn 5 năm từ ngày 1/1/2022, ngày 24/6/2022, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn số 2188/LĐTBXH-QLLĐNN hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
Theo đó, trên cơ sở quan hệ hợp tác giữa địa phương Việt Nam với địa phương Hàn Quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền trao đổi và ký kết Thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.
Đây là chương trình hợp tác giữa địa phương Việt Nam và địa phương Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận nên không giao cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình này.
Hình thức lao động thời vụ tại Hàn Quốc áp dụng đối với người lao động trong độ tuổi từ 30-55 tuổi, là công dân cư trú dài hạn tại địa phương ký Thỏa thuận; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án và không thuộc diện cấm không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật; có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài; đang làm việc trong lĩnh vực ngành nông nghiệp, ngư nghiệp…
Theo chương trình này, người lao động được trả lương theo mức lương tối thiểu theo quy định hằng năm của Hàn Quốc. Với năm 2023, mức lương là 2.010.580 KRW/tháng).
Người lao động được hưởng các chế độ về thời gian làm việc, nghỉ ngơi; điều kiện làm việc, ăn, ở, sinh hoạt, bảo hiểm, chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Hàn Quốc và được địa phương Hàn Quốc hỗ trợ một phần tiền mua vé máy bay khứ hồi...
Người lao động thời vụ được trả lương theo mức lương tối thiểu theo quy định hằng năm của Hàn Quốc. Với năm 2023, mức lương là 2.010.580 KRW/tháng). |
Người lao động có trách nhiệm tuân thủ hướng dẫn của địa phương đưa đi và các quy định luật pháp nước sở tại đặc biệt về nước ngay sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài.
Để tham gia và tìm hiểu về chương trình thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, người lao động chỉ liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú và không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, chương trình phái cử lao động thời vụ dành cho người nước ngoài của Hàn Quốc mời và tuyển chọn người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông ngư nghiệp sang làm việc tại các nông/ngư gia trong thời gian khoảng 90 ngày (visa C4) hoặc 5 tháng (visa E8). Lao động thời vụ trong chương trình này, nếu làm việc trung thành, có thể được mời và phái cử sang Hàn Quốc liên tục hằng năm.
Theo Ngân Anh/Nhân dân
https://nhandan.vn/han-quoc-gia-han-thoi-gian-cu-tru-voi-lao-dong-thoi-vu-visa-e8-post764726.html
Lao động Việt có cơ hội nhận mức lương gần 40 triệu đồng/tháng khi làm thợ hàn tại Hàn Quốc
|
Các gia đình đa văn hóa Việt - Hàn trải nghiệm viết thư pháp Hàn Quốc
|
Nguồn bài viết : Bầu Cua