Độc lạ cách thức hái và chế biến trà Trinh nữ của Trung Quốc Trà Trinh nữ được biết đến là một trong những đệ nhất danh trà của Trung Quốc. Tương truyền từ thời xa xưa, những lá trà để làm trà Trinh nữ phải được hái bởi những cô gái đồng trinh đã qua tuyển chọn nghiêm ngặt. Giá thành của loại trà cũng rất cao, lên đến 20 triệu đồng/cân. |
Xu hướng dùng đồ cũ, săn rác tái chế trong giới trẻ Trung Quốc Ý thức về môi trường nhưng kinh tế hạn hẹp, nhiều thanh niên Trung Quốc dần chấp nhận dùng đồ cũ và tái chế, trang trí nhà cửa bằng những vật dụng bỏ đi trên đường phố. |
Khoa cử Trung Quốc phân thành ba cấp chính: Hương thí (thi Hương), Hội thí (thi Hội) và Điện thí (thi Điện). Các kỳ thi không giới hạn độ tuổi thí sinh, nhưng nữ giới không được ứng thí. Ngoài ra còn có một số quy định khác, nếu thí sinh vi phạm sẽ phải chịu hình phạt răn đe.
Các kỳ thi thường được tổ chức ngoài trời, thí sinh thường phải “lều chõng đi thi”. Giám khảo quan sát từng thí sinh bằng ống nhòm, thậm chí, có trường còn yêu cầu học sinh đội mũ có vành che rộng lên để chống “liếc ngang liếc dọc”.
Ảnh minh hoạ. |
Thi Hương: Thi Hương là kỳ thi tại bản quán, được tổ chức ba năm một lần.
Trước khi thi Hương, sinh viên ở các trường phủ, huyện sẽ được dự một kỳ túc khảo để xác định khả năng. Kết quả của kỳ thi chia làm sáu bậc, từ bậc một đến bậc bốn mới được phép dự thi Hương. Riêng cống sinh và giám sinh của Quốc tử giám (cơ quan đào tạo giáo dục cấp trung ương tại các nước Á Đông thời phong kiến Nho giáo) thì đương nhiên được dự thi Hương, không cần túc khảo. Người tham gia thi Hương gọi là Tú tài.
Danh sách những người thi đỗ ở kì thi Hương được chia làm hai bảng: chính bảng và phó bảng. Loại đỗ lấy thêm được ghi tên phó bảng; còn những người trúng cách (đỗ chính thức) thì tên ghi ở chính bảng. Người đỗ đạt gọi là Hương cống hay Cử nhân, người đứng đầu là Giải nguyên.
Thi Hội: Kỳ thi tiếp theo là thi Hội, gom vài tỉnh lại thành một trường cho sĩ tử tiện đi lại, các thủ tục dự thi, chi tiết chấm thi… tương tự thi Hương.
Danh sách người thi đỗ được yết bảng vào rằm tháng 4 là mùa hoa hạnh nở nên còn được gọi là hạnh bảng. Người thi đỗ gọi là Cống sĩ, người đỗ đầu gọi là Hội nguyên.
Thi Điện: Kỳ thi cuối cùng - kỳ thi cao nhất là thi Điện, được tổ chức ở kinh kỳ, những người có tên trong hạnh bảng đều được phép dự thi.
Địa điểm thi Điện thường có bàn viết cho thí sinh, không phải dựng lều chõng như các kỳ thi Hương, thi Hội. Đề thi thường về thời sự chính trị (lễ, hình, nông, công, tài chính,…), bài thi viết khoảng 1000 chữ, nộp trong ngày. Mười bài tốt nhất được các quan duyệt quyển trình lên Hoàng đế, chính tay nhà vua chấm điểm và xếp thứ bậc.
Người đỗ đạt được gọi Tiến sĩ, ba người đứng cao nhất trong lần lượt là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, tất cả đều được bổ làm quan tùy năng lực. Những trường hợp từ khước về quê vẫn rất được kính trọng, có rất đông học trò theo học. Người trượt vẫn có thể được bổ làm chức dịch ở địa phương.
Chế độ khoa cử và chính sách sử dụng nhân tài của các triều đại phong kiến Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo. (Ảnh: Internet) |
Chế độ khoa cử và chính sách sử dụng nhân tài của các triều đại phong kiến Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo. Ban đầu, thời Đường, khoa cử được đánh giá là công bằng, nghiêm túc, nội dung thi bao quát gồm cả các môn như toán, luật, lịch sử và thư pháp. Tuy nhiên từ đời Tống về sau, khoa cử hoàn toàn nghiêng về coi trọng văn từ.
Chế độ khoa cử của Trung Quốc xưa tạo điều kiện cho các đời vua chúa giữ gìn và xây dựng non sông đất nước. Triều đình nhờ đó mà có nhiều danh sĩ, công thần tận trung với vua, với nước. Nhiều văn gia, thi sĩ lỗi lạc để lại những tác phẩm lớn có giá trị được người đời truyền tụng.
Tuy nhiên, chế độ khoa cử cũng có một số tác động tiêu cực. Việc quá thiên về bình luận văn từ ở các triều đại sau này đã khiến chế độ khoa cử trở thành gông cùm tư tưởng và tri thức. Việc khoa cử là con đường duy nhất để trở thành quan chức cũng dẫn tới những tiêu cực trong thi cử.
Mai Thuỳ (Lược dịch từ Baidu)
Người Trung Quốc đổ tiền mua hàng xa xỉ Điều này đã làm giảm đi những lo lắng về khả năng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc giàu có đã mất đi sự quan tâm với túi xách và trang sức đắt tiền sau thời kỳ đại dịch COVID-19. |
Đại Địa Chi Tử - Bức tượng sinh động giữa sa mạc Gobi hoang vắng Nằm giữa sa mạc Gobi hoang vắng và rộng lớn, "Đại địa chi tử” (Đứa con của đất) là bức tượng đứa trẻ cô đơn nhất Trung Quốc. "Đứa con của đất" đã lấy trời làm bạn, lấy đất làm giường, ngày qua ngày chìm trong giấc ngủ say… |
Nguồn bài viết : Cá cược thể thao