Ấn tượng quốc tế về phụ nữ Việt Nam: Kiên cường, quả cảm

2025-01-17 20:38:26
Đoàn đại biểu Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu thăm nhà Quốc hội Việt Nam
Tăng cường thúc đẩy vai trò của phụ nữ UAE và Việt Nam

“Nữ chiến binh sao vàng”

Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam hát quốc ca tại World Cup nữ 2023. (Nguồn: FIFA)

Trong suốt quá trình thi đấu tại World Cup nữ 2023, báo chí truyền thông quốc tế đã liên tục dõi theo hành trình của các nữ cầu thủ Việt Nam với một sự tôn trọng sâu sắc.

Trước khi World Cup nữ 2023 khởi tranh, tạp chí Time (Mỹ) đã đăng tải bài viết “Đất nước Việt Nam yêu bóng đá trông đợi đội tuyển nữ làm nên lịch sử” bởi trận đấu mở màn của đội tuyển Việt Nam là với đương kim vô địch Mỹ, cũng là trận đấu nhận được nhiều sự quan tâm nhất của truyền thông lúc bấy giờ.

Với hàng triệu độc giả và người hâm mộ bóng đá thế giới, bài viết cho biết: “Tại Việt Nam, đất nước gần 100 triệu dân, nơi bóng đá được mệnh danh là “thể thao vua”, ước tính có 75% dân số là người hâm mộ bóng đá - tỷ lệ cao nhất trong các nước châu Á - so với tỷ lệ 32% người Mỹ là người hâm mộ bộ môn thể thao này. Khi đội tuyển Việt Nam thể hiện tốt ở các giải đấu quốc tế, những người hâm mộ cuồng nhiệt sẽ tràn ra đường với cờ và còi hơi, tiệc tùng đến tận đêm khuya”.

Bài viết cũng nhấn mạnh, các “Nữ Chiến binh Sao Vàng”, biệt danh không chính thức dành cho đội tuyển nữ quốc gia, đã đưa Việt Nam trở thành một “cường quốc trong khu vực”, và sau đó đến với đấu trường bóng đá toàn cầu, “một kỳ tích mà các đồng nghiệp nam vẫn chưa đạt được”.

Đáng chú ý, tạp chí Time còn dành những nhận xét “có cánh” về nữ cầu thủ Huỳnh Như: “Tiền đạo ngôi sao 31 tuổi này cũng là người phụ nữ đầu tiên của đất nước này chơi bóng chuyên nghiệp ở châu Âu, gia nhập câu lạc bộ Bồ Đào Nha Länk FC Vilaverdense vào tháng 8 năm ngoái”.

Các hãng truyền thông, báo chí lớn trên khắp thế giới như CNN, The New York Times, Forbes (Mỹ), The Guardian (Anh), Al Jazeera (Qatar)… cũng đều dõi theo hành trình của các cô gái Việt Nam tại World Cup nữ 2023. Tờ New York Posts (Mỹ) đã bày tỏ ấn tượng về cảm xúc và niềm tự hào của các cô gái Việt Nam khi quốc ca cất lên.

Sau trận đấu với Mỹ, hãng AP (Mỹ) đã đăng tải bài viết “Dù không tấn công nhiều, Việt Nam chơi kiên cường trước Mỹ ở trận ra quân”, trong đó người viết diễn tả sự tôn trọng với tinh thần của đội tuyển Việt Nam là “bầm dập, băng bó và đi khập khiễng, nụ cười vẫn nở trên môi các cầu thủ nữ Việt Nam khi bước ra khỏi sân”.

Cùng nhận định, tờ The Sydney Morning Herald (Úc) cho rằng, đội tuyển Mỹ đã phải dùng tất cả sức mạnh, nỗ lực vượt qua tinh thần bất khuất và quyết tâm bền bỉ của người Việt Nam, trong bài viết “Tinh thần Việt Nam khiến Mỹ hao tổn công sức để giành chiến thắng ở World Cup”.

Dù là đội bóng lần đầu tiên dự World Cup nhưng Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp, dành được sự tôn trọng từ đông đảo bạn bè quốc tế bởi nỗ lực và tinh thần thi đấu của mình. Sau khi trận đấu cuối cùng của đội tuyển nữ Việt Nam khép lại, trên website chính thức của FIFA Women’s World Cup đã đăng tải một thông điệp: “Cảm ơn Việt Nam”.

Nhiều tác giả người nước ngoài đã đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong các cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam qua nhiều cuốn sách, bình luận. (Nguồn: Internet)

Hình ảnh phụ nữ Việt mạnh mẽ, kiên cường

Từ rất lâu trước đây, hình ảnh phụ nữ Việt Nam vốn được bạn bè thế giới biết đến chủ yếu qua những tư liệu lịch sử về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đáng chú ý, điều khiến thế giới trầm trồ cũng chính là tinh thần bất khuất, quả cảm, mạnh mẽ, kiên cường trước những khó khăn, nghịch cảnh.

Nhiều tác giả người nước ngoài đã đánh giá phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam qua nhiều cuốn sách, bài viết, chia sẻ, bình luận. Ví dụ, trong cuốn sách “Vietnamese women at war” (tạm dịch: Phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh), tác giả Sandra C. Taylor đã đến Việt Nam để thực hiện những cuộc phỏng vấn với các nữ du kích, nữ thanh niên xung phong, nữ tình báo… để lý giải nguồn động lực to lớn đằng sau sức mạnh kỳ diệu của họ. Bà cho rằng, chưa một đất nước dân tộc nào có lối đánh du kích tài tình như Việt Nam và mỗi người dân đều có thể trở thành chiến sĩ.

“Những người phụ nữ là vợ, mẹ, con gái, chị gái của những người đàn ông được tuyển vào quân đội; và vì chiến tranh kéo dài quá lâu nên phụ nữ từ nhiều thế hệ trong cùng một gia đình thường tham gia đấu tranh. Một số học cách bắn vũ khí và đặt bẫy, hoặc tham gia lực lượng thanh niên xung phong, đội tuần tra, tình báo; những người khác trở thành nhà tuyên truyền và nhà tuyển dụng hoặc giúp duy trì dòng cung ứng hậu cần”, trích lời dẫn cuốn sách.

Trải qua thời chiến kéo dài hàng chục năm, đàn ông luôn vắng bóng trong nhiều gia đình vì phải ra chiến trường, dù là phái yếu nhưng phụ nữ Việt Nam không ở thế bị động hoặc trở thành nạn nhân của cuộc chiến mà ngược lại đã trở thành những người chủ động tham gia vào cuộc chiến. Họ còn được biết đến với một cái tên ấn tượng - “ đội quân tóc dài”.

Trong một cuốn sách khác, “Sacred War: Nationalism and revolution in a pided Vietnam” (Tạm dịch: Cuộc chiến thần thánh - Chủ nghĩa dân tộc và cuộc cách mạng ở hai miền Việt Nam), tác giả William J. Duiker đã vô cùng ấn tượng và cảm phục sự dũng cảm, tinh thần anh hùng của những người phụ nữ Việt Nam. Theo ông, họ là “những người đã góp phần xây dựng nên trận địa pháo Điện Biên Phủ, đào nên địa đạo Củ Chi”. Và họ cũng là “những anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc” của Việt Nam.

Hình ảnh phụ nữ Việt Nam bất khuất, kiên cường được bạn bè thế giới biết đến chủ yếu qua tư liệu lịch sử về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Một tác phẩm đáng chú ý là tập truyện ngắn “A good scent from a strange mountain” (Hương thơm từ núi lạ) viết về người Việt Nam di cư của nhà văn người Mỹ Robert Olen Butler đã đạt giải Pulitzer về sáng tác văn học năm 1993. Năm 2005, với vai trò là khách mời của Diễn đàn văn học trên tuần báo Le Nouvel Observateur (Pháp), tác giả cho biết: “Không phải nhờ chiến tranh, bởi nó chỉ là cái màn phông hậu trường đã giúp ngũ quan của tôi phát triển sắc cạnh hơn, mà vì thực tế phi chiến tuyến ở đó đã khiến tôi phải trầm mình sâu vào nền văn hóa Việt Nam, học tiếng Việt, kết thân với người Việt thuộc mọi nấc thang xã hội để rồi chỉ có kinh nghiệm ở Việt Nam (từ năm 1969 đến 1972 - PV) đã là tất cả hành lý quý giá nhất của tôi, hơn hẳn mọi kinh nghiệm tôi từng trải qua với đủ các nghề trước đó. Việt Nam đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi đã yêu say mê với Việt Nam”.

Bằng sự hiểu biết, chiêm nghiệm của mình, Butler cũng từng nhận định: “Tất cả lính Mỹ đều có nhận định rằng phụ nữ ở Việt Nam trong chiến đấu dũng cảm và ngoan cường không kém gì nam giới. Trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng thần thánh của Việt Nam trước một lực lượng quân đội hùng mạnh như Mỹ, có một mảnh ghép vô cùng quan trọng, đó là nhờ có sự tham gia của phụ nữ. Họ là một trong những nhân tố quan trọng không thể bỏ qua”.

Đồng quan điểm, Marilyn B. Young, tác giả của cuốn “The Vietnam war” (Tạm dịch: Chiến tranh Việt Nam) từng bình luận: “Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới phụ nữ Việt Nam trong những cuộc kháng chiến của dân tộc này. Họ xứng đáng trở thành nguồn đề tài phong phú để văn chương và điện ảnh khai thác.

Có thể nói phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến là một chương lớn trong cuốn lịch sử của dân tộc Việt Nam. “Đội quân tóc dài” này cũng xứng đáng trở thành đề tài nghiên cứu của những chuyên gia ngành phụ nữ học trên thế giới”.

Ngày nay, phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục là một nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, học giả nước ngoài, ví như nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn - người đã dành gần một thập kỷ rong ruổi trên khắp Việt Nam và ghi lại những khoảnh khắc bình dị trong cuộc sống của phụ nữ Việt. Năm 2016, tại triển lãm trưng bày những bức ảnh của anh ở TP.Hội An, nam nhiếp ảnh gia chia sẻ: “Tôi luôn bị ấn tượng bởi vẻ đẹp và tinh thần của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn làm việc chăm chỉ và cật lực tại bất cứ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.

Việt Nam tham gia Kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ trong Ngoại giao tại Geneva
Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva vừa tổ chức kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ trong Ngoại giao của Liên hợp quốc (24/6).
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tại triển lãm nghệ thuật đương đại quốc tế
Buổi trình diễn nghệ thuật với chủ đề “Đời sống cộng đồng: Phụ nữ trong giai đoạn chuyển đổi” nằm trong khuôn khổ Triển lãm nghệ thuật đương đại quốc tế mang tầm ảnh hưởng thế giới BIENALSUR mới đây đã khai mạc tại thành phố La Plata, Argentina.

Theo Báo Pháp luật Việt Nam

https://baophapluat.vn/post-492654.html

Nguồn bài viết : LÔ ĐỀ

Top