Quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu |
Hồi sinh di sản rừng nhiệt đới ở Brazil ứng phó biến đổi khí hậu |
Theo nghiên cứu của các nhà sinh thái học, rong biển có thể coi là một bể chứa CO2 lưu động, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, rong biển cùng với sinh vật phù du, còn trở thành mắt xích cơ sở của chuỗi thức ăn dưới đại dương.
Nhà khoa học Ấn Độ Dinabandhu Sahoo từ Đại học Delhi cho biết, tốc độ phát triển của rong biển cao gấp 30-60 lần so với các loài thực vật trên đất liền, vì vậy có thể hấp thụ rất nhiều CO2 và giúp hạn chế sự phát thải của các khí nhà kính khác. Trang trại rong biển cũng có thể đảo ngược quá trình axit hóa đại dương.
Bè nuôi trồng rong biển ở Tamil Nadu (Ảnh: UCA News). |
Theo nhà khoa học biển M. Ganesan, rong biển mang đến giải pháp khả thi khi môi trường sống ven biển và vùng đất ngập nước hấp thụ lượng CO2 nhiều gấp 5 lần so với rừng trên cạn. “Đây là một loại cây trồng kỳ diệu về nhiều mặt, thân thiện với môi trường, không sử dụng đất và nước ngọt. Nó hấp thụ CO2 hòa tan trong nước trong quá trình quang hợp và cung cấp oxy cho toàn bộ hệ sinh thái biển”, ông Ganesan nói.
Các nhà khoa học Ấn Độ vốn đề xuất trồng rong biển như một hình thức nông nghiệp bền vững từ hàng chục năm nay. Phần lớn bờ biển của Ấn Độ có điều kiện tự nhiên lý tưởng để phát triển loài thực vật này nhờ khí hậu nhiệt đới, nước nông và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào.
Tại những khu ven biển như Đảo Pamban và Vịnh Mannar, nơi có đa dạng sinh học phong phú bậc nhất Ấn Độ, thu hoạch rong biển là một tập quán lâu đời của người dân địa phương.
Các vùng Gujarat và Tamil Nadu thậm chí chứa đa dạng sinh học rong biển cao nhất Ấn Độ, với khoảng 282 trong tổng số 841 loài rong biển phát triển mạnh dọc bờ biển nước này. Chính tại những làng này, nông dân đang chuyển dịch mạnh sang mô hình trồng rong biển xuất khẩu và trở thành khu vực sản xuất lương thực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, với tốc độ trung bình 8% mỗi năm. Ở vùng biển nhiệt đới của Tamil Nadu, một chiếc bè có thể nuôi 200 kg rong biển trong khoảng 45 ngày.
Khi rong biển trở thành một công cụ hiệu quả để ổn định khí hậu, ngành công nghiệp này sẽ cần phải mở rộng trên quy mô lớn. Ấn Độ đang tập trung phát triển ngành nuôi trồng rong biển với sự đổi mới mạnh mẽ về công nghệ. Trong bối cảnh hoạt động nuôi trồng rong biển ngày càng được quan tâm, Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch hiện đại hóa và tăng quy mô ngành sản xuất này: Thúc đẩy nuôi trồng dọc bờ biển dài 8.000km cũng như tăng sản lượng từ từ 30.000 tấn hiện tại lên hơn một triệu tấn mỗi năm vào năm 2025. Chính phủ nước này dự kiến đầu tư khoảng 86,8 triệu USD để tăng sản lượng rong biển.
Rong biển còn là một nguồn nguyên liệu xanh đầy tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng và xử lý môi trường. Rong biển có thể được chế biến thành nhiên liệu sinh học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc, bổ sung rong biển vào thức ăn chăn nuôi có thể làm giảm tới 70% lượng khí thải metal từ đàn bò và các vật nuôi chăn thả khác, khi đó là một nguồn khí gây nên hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Rong biển cũng có thể được sử dụng như một chất bổ sung đất cho nông nghiệp, thay thế phân bón dựa trên dầu mỏ.
Bên cạnh đó, các chuỗi phân tử dài trong rong biển rất lý tưởng để sản xuất các hợp chất thay thế nhựa và hiện nay một số loại nhựa sinh học đã có trên thị trường. Bằng cách sử dụng rong biển để chế tạo nhựa sinh học, việc sản xuất các mặt hàng nông sản làm thực phẩm sẽ không bị ảnh hưởng, do đó sẽ không có sự tăng giá thực phẩm cũng như khủng hoảng lương thực xảy ra.
Phụ nữ Goa nuôi trồng rong biển để kiếm sống vừa bảo vệ môi trường sống (Ảnh: UCA News). |
Ở Goa, bang nhỏ nhất của Ấn Độ trên bờ biển phía Tây của tiểu lục địa, các bãi biển và vịnh chủ yếu là hoạt động đánh cá và du lịch. Tuy nhiên, hiện có nhiều vùng có thể trồng rong biển để cung cấp cho ngành sản xuất nhựa sinh học. Goa có rất nhiều tiềm năng phát triển rong biển với hơn 145 loài được ghi nhận.
Từ tháng 11/2021, nhà bảo tồn biển Gabriella D’Cruz đã thiết lập dự án thí điểm đầu tiên của Goa về nuôi trồng rong biển. Trang trại được thiết kế đơn giản gồm 3 bè tre gắn vào nền cát bằng 8 chiếc neo. Bà nói: “Các cộng đồng ngư dân được khuyến khích tham gia trồng và chế biến rong biển, họ có thể nhận được phần lợi nhuận cao hơn trong chuỗi cung ứng vừa bảo vệ môi trường sống”.
Ra mắt Trung tâm Hợp tác Khởi nghiệp về Biến đổi Khí hậu đầu tiên của Châu Á Trung tâm Hợp tác Khởi nghiệp về Biến đổi Khí hậu gọi tắt là CCE HUB chính thức được khai trương ngày 27/9 tại Hà Nội. |
Hoán đổi nợ xanh: Ý tưởng sáng tạo chống biến đổi khí hậu “Hoán đổi nợ” bằng những dự án “xanh” là ý tưởng do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhằm giải quyết những rủi ro ngày càng gia tăng từ biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Đây được đánh giá là một sáng kiến có tính khả thi cao và đặc biệt ý nghĩa giúp thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19 một cách bền vững. |
Nguồn bài viết : Trực tiếp bóng đá