700 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của VUFO |
4 cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân được trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đối ngoại Đảng” |
"Madam Bình"- "Hạnh phúc của đất nước sẽ là hạnh phúc của con em chúng ta” |
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973. |
Bà nói:
Từ trước đến nay, trong đường lối đối ngoại của Đảng đều xem trọng ĐNND. Trong mọi thời điểm lịch sử của cách mạng Việt Nam, ĐNND đều phát huy sức mạnh đặc biệt và thể hiện vai trò không thể thiếu trong nền ngoại giao Việt Nam.
Hiện nay, tình hình thế giới có nhiều biến động, phức tạp. Những điểm tựa quan trọng của ngoại giao truyền thống không còn nên tính linh hoạt trong đối ngoại càng trở nên rất cần thiết. Mà đây chính là sức mạnh đặc thù của ĐNND. Hơn nữa với đường lối đối ngoại cởi mở. Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước. Phương châm ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa khiến cho ĐNND có phạm vi hoạt động rộng hơn, thuận lợi hơn, dễ phát huy sở trường hơn.
Theo bà, tính chất đặc thù nhất của công tác ĐNND hiện nay so với trước đây là gì?
- Trước đây, làm ĐNND phải là đội ngũ chuyên trách. Bây giờ, toàn dân cùng làm ĐNND. Trong hầu hết các lĩnh vực từ đời sống xã hội đến kinh tế, văn hóa, du lịch… chúng ta đều có mối quan hệ với các nước. Vì vậy người dân khi tham gia hoạt động ở các lĩnh vực này thì đều cần sự hợp tác của bạn bè đối tác. Đó chính là ĐNND. Đồng thời qua đó, mỗi người dân đều cần tranh thủ sự ủng hộ các nước, để bạn hiểu và ủng hộ Việt Nam. Như vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải tập hợp, tập huấn, đào tạo, phổ biến thế nào để cho càng nhiều người dân có tinh thần và kỹ năng làm ĐNND càng tốt.
Bà Nguyễn Thị Bình gặp bà Nancy Hollender - thành viên trẻ nhất có mặt trong cuộc gặp gỡ ngoại giao nhân dân đầu tiên giữa Việt Nam - Hoa Kỳ năm xưa, tại Hà Nội ngày 7/3/2019. |
Thưa bà, như vậy chúng ta cần có tư duy gì để thích ứng?
- Tôi nghĩ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) từ trước đến nay có những đóng góp rất to lớn, nhưng tình hình hiện nay đòi hỏi VUFO cũng phải tích cực, mạnh mẽ hơn nữa.
Để làm việc đó, theo tôi VUFO phải quan tâm đến hai vấn đề. Một là về nội dung: Hoạt động đoàn kết, hữu nghị hiện nay phải gắn với những yêu cầu khác như về hòa bình, ổn định; chủ quyền quốc gia, kinh tế, văn hóa…
Thứ hai về phạm vi: Trước đây đối tác quan hệ là đồng chí, là bạn bè truyền thống. Nhưng bây giờ chúng ta có thể hợp tác với bất cứ đối tượng nào có trùng lợi ích với ta và không ảnh hưởng tới giá trị chung là được. Chúng ta phải làm sao để mạng lưới bạn bè, đối tác quốc tế ngày một rộng lớn.
Bà cho rằng sức mạnh lớn nhất của ĐNND hiện nay là gì? - Giá trị của chúng ta hiện nay trong mắt bạn bè quốc tế thứ nhất là tinh thần đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu... Qua đó, họ thấy sự năng động, nỗ lực tiến bộ của Việt Nam. Thứ hai là chúng ta đã bày tỏ tinh thần yêu chuộng hòa bình, tự do và tâm nguyện quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Đồng thời, những giá trị nói trên của Việt Nam đã được chứng minh bằng vị thế của ta trên trường quốc tế. Chúng ta có quan hệ với hầu hết các nước; tham gia tích cực và hiệu quả ở nhiều hoạt động quốc tế và khu vực. |
Bà Nguyễn Thị Bình (người phụ nữ đứng giữa) - Trưởng phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị bốn bên về hoà bình cho Việt Nam tại Paris giai đoạn 1968 - 1973 và những người bạn Pháp. |
Xin bà cho biết, bài học lớn nhất để xây dựng một nền ĐNND vững mạnh, hiệu quả là gì?
- Cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã trải qua các giai đoạn lập nước, giữ nước và nay là phát triển đất nước. Hai giai đoạn trước, ĐNND đã lập nhiều kỳ tích. Bài học lớn nhất là sự chính nghĩa của những cuộc kháng chiến và sự anh dũng, kiên cường của nhân dân. Điều đó đã gây cảm phục, cảm tình của đông đảo nhân dân các nước. Sự đấu tranh chính nghĩa này không những cho ta mà còn cho công lý trên thế giới. Có nghĩa là, bản chất cách mạng Việt Nam dù là đấu tranh bảo vệ chủ quyền hay xây dựng đất nước thì cũng phải chính nghĩa, tốt đẹp thì sẽ được sự ủng hộ chung trên toàn thế giới.
Bà cho rằng sức mạnh lớn nhất của ĐNND hiện nay là gì?
- Giá trị của chúng ta hiện nay trong mắt bạn bè quốc tế thứ nhất là tinh thần đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu... Qua đó, họ thấy sự năng động, nỗ lực tiến bộ của Việt Nam. Thứ hai là chúng ta đã bày tỏ tinh thần yêu chuộng hòa bình, tự do và tâm nguyện quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Đồng thời, những giá trị nói trên của Việt Nam đã được chứng minh bằng vị thế của ta trên trường quốc tế. Chúng ta có quan hệ với hầu hết các nước; tham gia tích cực và hiệu quả ở nhiều hoạt động quốc tế và khu vực.
Cảnh sát cố gắng kiểm soát người biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam trong cuộc tuần hành kéo dài 25 ngày từ Milan đến Rome do nhà cải cách xã hội chủ nghĩa Danilo Dolci dẫn đầu, 29/11/1967. |
Theo bà, đâu là thách thức lớn nhất trong công tác ĐNND của chúng ta bây giờ?
- Trước đây, ta có phe xã hội chủ nghĩa, có những tổ chức dân chủ quốc tế là nòng cốt cho hoạt động của phong trào. Nay chúng ta phải tự lực, tự cường và đòi hỏi chủ động, linh hoạt hơn. Ngoài ra, công tác ĐNND ngày nay phải là toàn dân chung sức làm chứ không chỉ đội ngũ chuyên nghiệp như trước đây. Đây là tiềm năng nhưng cũng là đòi hỏi, thách thức rất lớn cho công tác tổ chức, tập hợp lực lượng.
Thưa bà, cơ chế, chính sách trong hệ thống thể chế có phải là khó khăn, điểm yếu của ĐNND bây giờ?
- Hiện nay về lý thuyết, về chủ trương thì coi trọng ĐNND nhưng trên thực tế thì công tác này chưa được tạo điều kiện để hoạt động tốt. Nổi cộm hai vấn đề là đào tạo cán bộ nòng cốt và ngân sách.
Chúng ta có thể làm gì để tăng cường sức mạnh cho ĐNND, thưa bà?
- Tôi nghĩ, chúng ta có đường lối, chủ trương rất tốt nhưng vấn đề phải hiện thực hóa điều đó. VUFO và các tổ chức hoạt động ĐNND khác phải nhận được chỉ đạo sát hơn và được tạo điều kiện nhiều hơn. Đồng thời, bản thân các đơn vị, tổ chức này cũng phải đổi mới mạnh mẽ hơn.
Sinh viên Đức mang ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc tuần hành phản chiến ủng hộ Bắc Việt ở Berlin ngày 26/2/1968. Ảnh: Getty |
Theo bà, yếu tố tác động lớn nhất từ bên ngoài tới ĐNND trong thời gian tới có thể là gì?
- Hiện nay đối tác, bạn bè của ta tuy rộng hơn trước nhưng cũng đa dạng và phức tạp hơn. Trước hết là do sự biến đổi của cục diện, quan niệm đối ngoại trên thế giới nên nhiều bạn bè, đối tác cũng chưa hiểu rõ được khó khăn, thuận lợi của chúng ta, chưa hiểu đầy đủ chính sách của chúng ta. Vậy nên, ĐNND cần phải làm cho thế giới hiểu được Việt Nam nhiều hơn, cập nhật hơn.
Thưa bà, nếu như dặn dò, trao gửi thế hệ làm ĐNND hiện nay và sau này, bà sẽ nói gì?
- Hiện đội ngũ chuyên trách của ta còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, sự chỉ đạo, đặc biệt là chỉ đạo để thể chế hóa còn chưa bài bản, đúng mức. Vì vậy, sắp tới, tôi khuyến nghị Đảng cần đặt vấn đề ĐNND đúng mức hơn nữa. Những cán bộ trong lực lượng chuyên trách phải chuyên nghiệp hơn nữa. Chuyên nghiệp cần nhất là nhiệt huyết. Sau đó là phải biết lý lẽ, khôn ngoan, linh hoạt để tranh thủ sự hiểu biết, tình cảm của bạn bè quốc tế. Mỗi cán bộ làm ĐNND phải xem đó là sự nghiệp của đời mình.
- Xin cảm ơn bà!
CHÂN THÀNH, TRUNG THỰC ĐỂ TẠO NIỀM TIN Trong thời kỳ hoạt động chống Mỹ cứu nước, tôi tiếp xúc với người nước ngoài, có người hỏi: Mỹ giàu thế sao phải qua Việt Nam nghèo để xâm lược? Tôi cũng không ngờ người ta nghĩ vậy. Tôi phải giải thích và dần dần người ta hiểu và đồng cảm. Giải thích bằng cách nêu rõ thực tế của ta chiến đấu như thế nào, tội ác của Mỹ như thế nào. Nhiều người hỏi có nên nói là “Mỹ xâm lược”, hay “đế quốc Mỹ” không? Lúc đầu, người ta không thích chữ “xâm lược”, “đế quốc”; nhưng mình giải thích, chứng minh có tình, có lý, dần dần thì họ hiểu Mỹ là đế quốc, Mỹ xâm lược Việt Nam. Kinh nghiệm của tôi là mình phải rất kiên nhẫn, chân thành và những gì mình hay, mình tốt thì nói nhưng những gì mình kém, mình yếu cũng nói thì mới tạo được niềm tin ở bạn bè. |