ASEAN tìm giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi bắt nạt ở trường học và môi trường mạng Ngày 26/11, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNECEF) tổ chức hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN. |
25 năm ChildFund Australia tại Việt Nam: mang tới 261 dự án cho người trẻ, vùng khó khăn Tối ngày 25/11, ChildFund Australia tại Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm hoạt động tại Việt Nam với chủ đề “Trẻ em trong thế giới biến động không ngừng”. Đánh dấu năm hoạt động thứ 25, ChildFund Australia tại Việt Nam cam kết thực hiện các bước đổi mới và tham vọng hơn để xây dựng cộng đồng nơi mọi trẻ em đều có thể nói “Tôi an toàn. Tôi có học thức. Tôi tham gia đóng góp. Tôi có tương lai”. |
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 được ra đưa vào hoạt động từ ngày 6/12/2017 với mục đích tiếp cận và xử lý các thông tin tố giác hành vi bạo hành, xâm phạm đến trẻ em.
Chọn số 111 làm số điện thoại tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em bởi vì đây là 3 số rất ngắn, dễ nhớ, tổng đài này hoạt động 24/24, luôn sẵn sàng giúp đỡ các trẻ em trong trường hợp bị xâm hại. |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em được quy định tại Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.
3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.
8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.
Ngoài ra ở thành phố Hồ Chí Minh thì còn có 2 số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em:
– 1900.54.55.59 – Đường dây nóng của Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh).
– 1800.90.69– Đường dây nóng của Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), thế giới hiện có 4,1 tỉ người sử dụng Internet, trong đó 1/3 là trẻ em. Môi trường mạng tạo điều kiện cho quyền con người, nhất là quyền trẻ em được mở rộng, trong đó có quyền được giáo dục và học tập, vui chơi, tiếp cận thông tin và bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. |
111 - Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em TĐO - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng Chính phủ đã công bố chính thức số điện thoại khẩn 111 - Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. |